Ghẻ
Mục lục
Ghẻ là gì?
Ghẻ là mộ loại bệnh viêm da do một loại rệp nhỏ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei gây ra. Ghẻ gây ngứa dữ dội do miễn dịch trong cơ thể phản ứng với dị nguyên gây hại. Bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có khả năng bị lây nhiễm cao khi người bệnh và người không mắc bệnh thường xuyên sinh hoạt hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với nhau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ
Các triệu chứng sẽ dần xuất hiện sau khoảng 6 tuần kể từ ngày bị ghẻ. Trừ trường hợp đã từng mắc bệnh từ trước thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn. Biểu hiện thường gặp ở người bị ghẻ là:
- Xuất hiện ban ngứa và ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm;
- Có vết trầy trên da;
- Nổi mụn nước, mụn mủ rất nhỏ;
- Nếu là ghẻ đóng vảy thì vảy trên da thường dày, màu xám, có thể vỡ ra khi chạm vào.
Một số bộ phận trên cơ thể dễ xuất hiện ghẻ:
- Kẽ ngón tay, ngón chân;
- Lòng bàn tay, bàn chân;
- Cổ tay, khuỷu tay;
- Vùng nách;
- Đầu vú;
- Vùng eo;
- Quanh bộ phận sinh dục nam;
- Trên mông;
- Đầu gối;
- Vai.
Ngoài ra ở trẻ sơ sinh, ghẻ có khả năng xuất hiện trên da đầu và vùng mặt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ghẻ thường rõ ràng, dễ nhận thấy, nhưng nó chỉ biểu hiện sau khoảng 6 tuần mắc bệnh. Vì vậy, khi phát hiện có các vấn đề nêu trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tiến hành các phương pháp điều trị thích hợp nhất. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến ghẻ
Rệp Sarcoptes scabiei là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ghẻ. Sau khi cơ thể tiếp xúc với rệp Sarcoptes scabiei, chúng sẽ bám vào bề mặt da và chui vào bên trong da, làm ổ và đẻ trứng. Các ấu trùng của rệp sau khi nở sẽ di chuyển đến bề mặt da để tiếp tục sinh trưởng và lây lan sang những bộ phận khác. Rệp có thể sống trên da đến 2 tháng.
Rệp, trứng và chất thải của chúng trở thành dị nguyên gây kích thích hệ miễn dịch hoạt động, gây triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên khắp cơ thể. Khi tình trạng ngứa kéo dài, chúng ta thường có xu hướng gãi, cào cấu, điều này khiến da lở loét và dẫn đến nhiễm trùng da
Nếu bạn có tiếp xúc cơ thể gần gũi về hay sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, ngủ chung giường với người bị ghẻ, rệp có thể lây lan và làm tổ trên da bạn.
Da bạn cũng có thể phản ứng khi bị lây rệp từ các vật chủ khác như gia súc hay vật nuôi. Trong thực tế, mỗi loài rệp chỉ ký sinh trên một vật chủ, do đó chúng sẽ chết sớm nếu không sống với vật chủ thích hợp.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị ghẻ?
Đây là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm cao nên hầu hết ai cũng có khả năng mắc bệnh, thường là:
- Trẻ em là người có nguy cơ mắc ghẻ cao nhất do vẫn chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố môi trường gây hại.
- Người sống trong môi trường nhiễm bẩn, trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, nhà tù, viện dưỡng lão,…
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tiếp xúc da hoặc sống chung với người đang mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu khiến rệp dễ tấn công.
- Sử dụng các loại thuốc steroid hoặc các thuốc điều trị viêm khớp.
- Đang trong quá trình hóa trị liệu.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh ghẻ
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ghẻ thông qua việc thăm hỏi về tiền sử bệnh lý, tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân và kiểm tra làn da dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu vết của ổ rệp trên da.
Các xét nghiệm này vừa nhằm mục đích tìm kiếm nguyên nhân và phân biệt với các dạng chấy rận hay ngứa do các nguyên nhân khác.
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiệu quả
Quan trọng trong điều trị ghẻ là loại bỏ rệp ra khỏi da và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh.
- Khử trùng các vật dụng các nhân và cả các vật dụng có khả năng dùng chung với người khác; đặc biệt là chăn gối vì đây là những môi trường thuận lợi để rệp tồn tại.
- Nếu có biểu hiện viêm da mủ thứ phát, bệnh sẽ trầm trọng hơn, vì vậy bạn cần điều trị toàn thân và bôi kháng sinh.
- Nên tầm soát bệnh bằng việc điều trị cho những người thân cận, người sống cùng một nhà để hạn chế sự tái nhiễm bệnh.
Một số loại thuốc bôi được dùng trong điều trị ghẻ:
- Kem permethrin 5%.
- Benzyl benzoat lotion 25%.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%.
- Kem crotamiton 10%.
- Khử trùng bằng lindan (gamma benzen hexachlorid) 1% có chứa trong kem hoặc dung dịch. Đây là thuốc bôi có khả năng ảnh hưởng đến thần kinh và việc dùng thuốc ở trẻ em, phụ nữ nên cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc.
Các loại thuốc có khả năng diệt rệp và trứng rệp nhanh chóng, nhưng bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đem lại hiệu quả tốt nhất. Sau khi điều trị, da có thể vẫn còn tình trạng ngứa, bạn cần mất một vài tuần để hệ miễn dịch ổn định làm hết ngứa da.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ghẻ
- Dùng thuốc để giảm ngứa da.
- Không nên gãi khi bị ngứa, thay vào đó bạn có thể ngâm nước lạnh hoặc dùng khăn lạnh đắp lên da để giảm ngứa.
- Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, thuốc có tác dụng rất nhanh.
- Thường xuyên giặc giũ chăn, gối; vệ sinh các vật dụng cá nhân; không tiếp xúc với môi trường chưa nhiều vi khuẩn để phòng ngừa bệnh ghẻ.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.