Thoát vị đùi

Mục lục

Thoát vị đùi là gì?

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui ra khỏi cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu ở đáy tam giác Scarpa. Thoát vị đùi đôi khi gây ra một chỗ sưng u lên ở phần trên bên trong đùi hoặc bẹn, các chỗ sưng u này thường có thể biến mất khi bạn nằm xuống. Loại thoát vị này rất hiếm gặp (chỉ khoảng 6%) và xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.

Tìm hiểu chung

Thoát vị đùi là gì?

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui ra khỏi cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu ở đáy tam giác Scarpa. Thoát vị đùi đôi khi gây ra một chỗ sưng u lên ở phần trên bên trong đùi hoặc bẹn, các chỗ sưng u này thường có thể biến mất khi bạn nằm xuống. Loại thoát vị này rất hiếm gặp (chỉ khoảng 6%) và xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đùi

Một số chứng thoát vị là bẩm sinh, tuy nhiên chỉ đến giai đoạn trưởng thành, bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cụ thể.

Triệu chứng cơ năng:

  • Khối phồng ở đùi: khối này lúc có lúc không, thường xuất hiện khi đi lại nhiều, đau khi duỗi chân.
  • Đôi khi thấy phù 1 chân về chiều.
  • Khó chịu vùng bẹn, đùi ít được chú ý.

Triệu chứng cơ năng ít được thể hiện rõ, thoát vị đùi lại hay bị nghẹt, nên nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng cấp cứu mà không biết mình có thoát vị. Do đó, khi gặp bệnh nhân nữ bị tắc ruột cơ học mà không rõ nguyên nhân, phải nghĩ đến nguyên nhân có thể do thoát vị đùi.

Triệu chứng thực thể:

Khối phồng nhỏ ở góc trên – trong của tam giác Scarpa có đặc điểm:

  • Có hình tròn hoặc bầu dục, không to lắm và nằm ở dưới nếp lằn bẹn.
  • Có tính chất mềm, không đau.
  • Có thể nắn nhỏ lại được hoặc làm khối phồng mất đi, nhưng không dễ dàng như thoát vị bẹn.
  • Gõ vang, nghe tiếng óc ách nếu là ruột chui xuống.
  • Bắt được mạch: động mạch bẹn ở phía ngoài khối phồng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Hoặc bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bạn thấy buồn nôn, ói mửa, đau bụng, sốt cao hoặc thoát vị của bạn trở nên đỏ, tím, đen tối hay bị đổi màu, vết mổ điều trị thoát vị bị sưng, đỏ hoặc chảy dịch.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đùi

Không có nguyên nhân rõ ràng gây ra thoát vị đùi. Các nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị đùi có thể là do: thừa cân; ho nhiều; táo bón; gắng sức khi đi cầu, sinh con hay nâng vật nặng.

Nhiều người cho rằng cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, mặt khác khi đẻ khung chậu co giãn chút ít, đó là 2 yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng vùng đáy tam giác Scarpa bị yếu dễ gây thoát vị.

Vậy thoát vị đùi không phải là bệnh bẩm sinh nên rất ít gặp ở trẻ em.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải thoát vị đùi?

Thoát vị đùi rất hiếm gặp (khoảng 6% trong các loại thoát vị), thường gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần, rất hiếm gặp ở trẻ em.

Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đùi, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: nguy cơ thoát vị đùi tăng nếu bạn có một người thân bị tình trạng như vậy.
  • Một số bệnh lý: những người bị xơ nang, những bệnh nghiêm trọng về phổi có nhiều khả năng bị thoát vị đùi.
  • Ho mạn tính: chẳng hạn như khi hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đùi.
  • Táo bón mạn tính: gắng sức khi đi cầu là một nguyên nhân phổ biến của thoát vị đùi.
  • Cân nặng quá mức: làm tăng thêm áp lực lên bụng của người bệnh.
  • Mang thai: điều này có thể làm suy yếu cả các cơ bụng và tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Sinh non.
  • Một số ngành nghề: có một số công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc công việc lao động chân tay nặng làm tăng nguy cơ bị thoát vị đùi.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoát vị đùi

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám thực thể, xem xét các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải và loại trừ trường hợp mắc phải bệnh lý khác có triệu chứng gần giống như thoát vị bẹn, viêm hạch bẹn, áp-xe lạnh, khối phồng tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị thoát vị đùi hiệu quả

Đầu tiên, bác sĩ sẽ cố đẩy khối thoát vị trở về đúng vị trí để ngăn chặn thoát vị kẹt hay thoát vị nghẹt xảy ra. Trong điều trị thoát vị đùi có 2 phương pháp chính là đeo băng hoặc phẫu thuật. Trong đó, đeo băng chỉ là biện pháp tạm thời đề phòng biến chứng, thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân già yếu không có khả năng phẫu thuật được. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để thoát vị đùi. Mục đích của việc phẫu thuật là đưa các tạng bị thoát vị về lại ổ bụng.

Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và có thể đề nghị sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ để tránh phải rặn khi đi cầu. Sau phẫu thuật, nên tránh những động tác xoắn người, xoay chuyển đột ngột và lái xe để ngăn chặn bung chỉ vết thương.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đùi

Thoát vị đùi có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng theo những thói quen sinh hoạt sau:

  • Tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau, chế độ làm việc và chế độ sinh hoạt sau phẫu thuật.
  • Bạn có thể giảm nguy cơ thoát vị bằng cách giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, ăn theo chế độ thức ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và đảm bảo an toàn khi nâng các vật nặng.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan