Viêm phổi do virus

Mục lục

Viêm phổi do virus là gì?

Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi siêu vi, đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi do virus gây ra, nhưng hay gặp nhất là virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những vùng đông người sinh sống.

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do virus là gì?

Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi siêu vi, đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi do virus gây ra, nhưng hay gặp nhất là virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những vùng đông người sinh sống.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do virus

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, ho, ớn lạnh, thở gấp, ngực khó chịu, đau cơ, mệt mỏi và ăn không ngon miệng.

Ngoài ra, bạn có thể chảy nước mũi, mắt kích ứng, đau cổ và xuất hiện các triệu chứng ngoài đường hô hấp khác.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm phổi do virus

Viêm phổi do virus là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh dễ gây ra các biến chứng như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ bong vẩy biểu mô, xơ hóa phổi mạn tính, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn – nhân tố chính gây viêm phổi nặng tối cấp ở trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn do virus phá hủy biểu mô đường hô hấp gây bội nhiễm vi trùng, biến chứng nhiễm khuẩn huyết, suy đa phù tạng và gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn cảm thấy khó thở, đau ngực, sốt (39oC hoặc cao hơn) và ho dai dẳng, đặc biệt là ho ra đờm bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi do virus

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi do virus là do các loại virus như virus cúm, virus hợp bào hô hấp, adenovirus, virus á cúm và virus varicella chính là nguyên nhân gây bệnh. Virus lây truyền khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với vật bị nhiễm virus.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường do virus hợp bào hô hấp, virus cúm A và B. Phần lớn viêm phổi ở trẻ dưới 3 tuổi là do virus hợp bào hô hấp.

Ở người lớn, viêm phổi thường do virus cúm A. Virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi ở người già, người ghép tạng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ viêm phổi do virus?

Bệnh viêm phổi do virus có thể ảnh hướng đến bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt, người cao tuổi, người hút thuốc, và người mắc các bệnh phổi mạn tính có xu hướng mắc bệnh cao hơn.

Những người có hệ miễn dịch yếu vì hóa trị hoặc thuốc sau khi cấy ghép nội tạng có nguy cơ nhiễm bệnh viêm phổi do virus cytomegalovirus cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Bạn đang mắc bệnh mạn tính;
  • Ức chế hoặc suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Hút thuốc lá;
  • Bạn đang nhập viện.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi do virus

Bệnh viêm phổi do virus rất khó để xác định. Vì vậy, bác sĩ thường chẩn đoán cho bạn bằng cách kiểm tra ngực, chụp X-quang, thử máu và chất tiết từ đường hô hấp.

Phương pháp điều trị viêm phổi do virus hiệu quả

Điều trị triệu chứng:

  • Bổ xung nước, điện giải; hạ sốt; giảm đau; nghỉ ngơi.
  • Thở oxy và thuốc dãn phế quản.

Điều trị đặc hiệu:

  • Đối với virus cúm: amantadin, rimantadin.
  • Với virus hợp bào hô hấp: khí dung ribavirin 20 mg/ml nước trong 3 – 7ngày.
  • Dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm.

Dự phòng:

Dùng vac xin cúm A, B cho đối tượng có bệnh tim mạch hoặc phổi mạn tính, tình trạng suy giảm miễn dịch, đái đường, bệnh thận mạn tính, người già trên 65 tuổi.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bệnh do virus bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy yếu đi hoặc không thấy khá hơn sau 2-3 ngày.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
  • Gọi cho bác sĩ ngay hoặc đi cấp cứu nếu tình trạng thở gấp của bạn xấu đi.
  • Cố gắng loại bỏ các chất dịch từ phổi bằng cách ho thường xuyên.
  • Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng.
  • Uống nhiều nước để bạn không bị mất nước.
  • Sử dụng acetaminophen hoặc aspirin (trừ trẻ em) để giảm sốt và đau.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị viêm phổi vì sốt, có nhiều đờm, tăng thở gấp hoặc đau ngực; da, môi hoặc móng tay của bạn sậm màu; tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa không chấm dứt kể cả khi bạn sử dụng thuốc, hoặc bị mất nước.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan