Mãn kinh nữ

Mục lục

Mãn kinh nữ là gì?

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên, lượng estrogen bắt đầu dao động và rồi giảm xuống. Hầu hết phụ nữ thấy rằng các kì kinh nguyệt của họ không còn theo dự đoán như trước, có thể ngắn hơn, dài hơn, nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường, và khoảng cách giữa các kì kinh nguyệt cũng có thể thay đổi. Mãn kinh là thời kỳ sinh lý bình thường sẽ đến, đánh dấu bằng sự kết thúc của kỳ kinh nguỵệt cuối cùng và chỉ có thể được xác định nếu sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn.

Tìm hiểu chung

Mãn kinh nữ là gì?

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên, lượng estrogen bắt đầu dao động và rồi giảm xuống. Hầu hết phụ nữ thấy rằng các kì kinh nguyệt của họ không còn theo dự đoán như trước, có thể ngắn hơn, dài hơn, nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường, và khoảng cách giữa các kì kinh nguyệt cũng có thể thay đổi. Mãn kinh là thời kỳ sinh lý bình thường sẽ đến, đánh dấu bằng sự kết thúc của kỳ kinh nguỵệt cuối cùng và chỉ có thể được xác định nếu sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn.

Mãn kinh diễn ra khi buồng trứng không còn hoạt động, không sản sinh nội tiết tố nữ Estrogen.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mãn kinh nữ

Quá trình mãn kinh trải qua với ba giai đoạn chính như sau:

  • Tiền mãn kinh: Cơ thể người phụ nữ sẽ giảm dần việc sản xuất estrogen của buồng trứng. Dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường, hầu hết xảy ra đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 45 trở lên.
  • Mãn kinh: Là trạng thái chấm dứt chu kì kinh nguỵệt cuối cùng. Phụ nữ được xác định là mãn kinh sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn.
  • Sau mãn kinh: Giai đoạn bắt đầu từ chu kì kinh nguyệt cuối cùng.

Các biểu hiện thường gặp của mãn kinh

  • Rối loạn kinh nguyệt:
    • Rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất là rong huyết;
    • Nội mạc dày lên có thể tiến đến hiện tượng tăng sản nội mạc tử cung, có nguy cơ tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung.
  • Rối loạn vận mạch: Bốc hỏa mặt, thường diễn ra trong vài phút kèm theo vã mồ hôi.
  • Triệu chứng thần kinh tâm lý:
    • Hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu;
    • Mất ngủ, giảm cảm giác khi quan hệ tình dục;
    • Hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm;
    • Đau nhức xương khớp, có thể xuất hiện cơn đau nửa đầu.
  • Triệu chứng tiết niệu – sinh dục:
    • Âm đạo khô teo, giao hợp đau, dễ bị viêm, nhiễm khuẩn;
    • Dễ sa sinh dục;
    • Tử cung và cổ tử cung teo nhỏ;
    • Dễ nhiễm khuẩn tiết niệu, són tiểu hay đái rắt, tiểu không tự chủ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mãn kinh là thời kỳ mà phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua, nếu bạn đang có các dấu hiệu mãn kinh như bốc hỏa (làm da mặt đỏ, nóng bừng), vã mồ hôi, âm đạo khô, giao hợp đau kèm theo một số triệu chứng tâm lý như lo âu, trầm cảm… và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn thì nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ. Việc điều trị mãn kinh đúng cách sẽ giúp bạn có thể vượt qua các triệu chứng đó một cách thoải mái, sẽ không còn sự vật vã hay khó chịu nào.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh nữ

  • Sự thoái hóa tự nhiên của kích thích tố sinh dục estrogen và progesterone.
  • Phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
  • Điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị.
  • Suy buồng trứng sớm dẫn đến thời kỳ mãn kinh sớm (trước 40 tuổi).

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mãn kinh nữ?

Đây là bệnh lý sẽ đến với mọi chị em phụ nữ. Độ tuổi 51 là số tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ nhưng cũng có nhiều phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn.

Mãn kinh có thể xảy ra một cách tự nhiên, vì lý do di truyền hoặc không rõ nguyên nhân, hoặc là hậu quả của cắt bỏ buồng trứng…

Yếu tố là tăng nguy cơ mãn kinh sớm:

  • Mãn kinh có thể xảy ra hơi sớm hơn ở những phụ nữ hút thuốc, chưa bao giờ có thai hoặc sống ở vùng cao.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung không còn giữ lại hai buồng trứng.
  • Hóa trị và xạ trị bệnh ung thư.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chản đoán mãn kinh nữ

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán:

  • Có triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm.
  • Triệu chứng liên quan đến âm đạo bởi sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.
  • Rối loạn giấc ngủ, hay quên, kém tập trung…

Các xét nghiệm định lượng FSH và estradiol, nếu FSH > 40 mIU/ml và/hoặc estradiol < 50 pg/ml có thể chẩn đoán mãn kinh.

Phương pháp điều trị mãn kinh nữ hiệu quả

Vì mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên khi đến tuổi nên bệnh không phải điều trị y tế, mà chỉ giúp bệnh nhân trải qua giai đoạn này nhẹ nhàng, giúp giảm bớt các triệu chứng:

  • Bác sĩ cung cấp cho bạn những hiểu biết về hiện tượng mãn kinh, và  hướng dẫn bạn thích nghi với những thay đổi trong và ngoài cơ thể. Giúp bệnh nhân có môi trường tình cảm, tâm lý thích hợp, giảm bớt những căng thẳng.
  • Dự phòng các bệnh tim mạch và bệnh loãng xương bằng các biện pháp thích hợp.
  • Liệu pháp hormone thay thế giúp bổ sung một lượng estrogen vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau (viên uống, miếng dán).
  • Estrogen âm đạo, cũng là liệu pháp hormone thay thế, nhằm giảm triệu chứng khô âm đạo.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người tới thời kỳ mãn kinh nữ

Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện được các triệu chứng rắc rối mà mãn kinh mang lại.

  • Bổ sung canxi (trong các sản phẩm từ sữa, cá, bông cải…), tăng lượng sắt (trong thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh…), chất xơ (trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh mì, mì ống, gạo…).
  • Uống nhiều nước.
  • Không để thừa cân.
  • Hạn chế chất béo.
  • Không uống rượu bia, thuốc lá.
  • Nên ăn các thực phẩm có chứa isoflavone (estrogen thực vật) có trong đậu nành.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Cũng giống như mãn kinh nam, mãn kinh nữ không thể phòng trước được mà chỉ có thể giảm bớt triệu chứng của các yếu tố mà thôi:

  • Những phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh nên uống 1.200 – 1.500 mg canxi và 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày.
  • Có phong cách sống lạc quan, tránh xa stress.
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh các bệnh lây nhiễm.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Không lạm dụng chất kích thích, hút thuốc, rượu bia nhiều.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra được sự thiếu hụt của estrogen trong cơ thể.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan