Liệt dương
Mục lục
Liệt dương là gì?
Tìm hiểu chung
Liệt dương là gì?
Liệt dương là một trong những bệnh rối loạn tình dục ở nam giới, vốn là một trong những biểu hiện của bệnh yếu sinh lý. Thế nên liệt dương và yếu sinh lý có biểu hiện, nguyên nhân… giống nhau nhưng là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
- Bệnh yếu sinh lý: tình trạng dương vật không đủ cương cứng hoặc cương trong thời gian không đủ lâu, dẫn đến tình trạng rối loạn xuất tinh, suy giảm ham muốn tình dục.
- Bệnh liệt dương: tình trạng dương vật không cương cứng hoặc cương cứng không đủ lâu, khi vừa cho vào âm đạo thì mềm xìu lại.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liệt dương
Liệt dương là dấu hiệu nặng nhất của yếu sinh lý, khi dương vật của nam giới không còn khả năng cương cứng hoặc chỉ cương cứng được trong thời gian cực ngắn mặc dù cố gắng và nhận kích thích từ nữ giới nhưng vẫn “bất lực”:
- Không thể cương cứng khi quan hệ tình dục.
- Dễ xuất tinh và không có khoái cảm, làm giảm sức mạnh xuất tinh và tần số xuất tinh.
- Mất khả năng cương cứng dễ dàng sau khi đạt được khoái cảm.
- Sức mạnh phóng tinh, tần số xuất tinh bị giảm.
Bệnh có 3 cấp độ:
- Cấp độ nhẹ: Vẫn có nhu cầu tình dục bình thường nhưng sau khi bị kích thích, thủ dâm,… khi đi vào âm đạo dương vật vẫn có thể cương cứng nhưng chỉ cương cứng trong thời gian ngắn.
- Cấp độ trung bình: Nhu cầu tình dục giảm, dương vật phản ứng chậm trước các kích thích và chỉ duy trì cương cứng trong thời gian rất ngắn. Dương vật không thể đi vào âm đạo.
- Cấp Độ Nặng: Không hề có nhu cầu tình dục, dương vật không thể cương cứng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu nam giới có biểu hiện không đủ cương cứng khi kích thích và cương cứng không đủ lâu trong quan hệ tình dục dẫn đến rối loạn xuất tinh và giảm ham muốn thì nên đến cơ sở y khoa chuyên môn để được thăm khám và điều trị sớm. Bệnh không có nguy cơ tử vong nhưng nếu để lâu ngày sẽ làm mất khả năng quan hệ tình dục, tinh trùng cũng mất khả năng di chuyển khiến hiêm muộn, vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến liệt dương
Yếu sinh lý chủ yếu là do rối loạn xuất tinh, đau khi quan hệ, suy giảm ham muốn tình dục, còn liệt dương chủ yếu do rối loạn cương dương.
- Liệt dương do bản thân chịu áp lực tâm lý lâu dài.
- Ảnh hưởng của các bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu, huyết áp…
- Sử dụng chất kích thích thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và rối loạn nội tiết tố.
- Giảm nồng độ nội tiết tố sinh dục nam testosterone.
- Vùng cơ quan sinh dục bị thương hay bị phẫu thuật: khung chậu, tuyến tiền liệt, vùng bụng dưới hay dương vật…
- Tuổi tác cao khiến khả năng miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ liệt dương?
Liệt dương là bệnh thường gặp ở nam giới trong mọi độ tuổi. Thường thấy hơn các độ tuổi sau:
- Thanh niên trẻ: Thường do căng thẳng thần kinh, áp lực công việc,… kéo dài gây ra rối loạn giấc ngủ, rối loạn hoạt động hệ thần kinh thực vật làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
- Tuổi trung niên: Nam giới ở độ tuổi này thường là trụ cột gia đình, thường phải lo lắng rất nhiều việc, rất dễ bị stress, mệt mỏi,… ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần…
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị liệt dương càng cao.
Yếu tố tăng nguy cơ liệt dương
Khả năng mắc bệnh cao đối với một số trường hợp sau:
- Người thường xuyên làm ca đêm, thức khuya.
- Người hay uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích.
- Người hay buồn rầu, trầm cảm.
- Người thường có nhiều bạn tình.
- Bị bệnh về tuyến bài tiết hoặc các bệnh khác như gout, béo phì, tuyến giáp…
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán liệt dương
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và tùy vào mỗi bệnh nhân mà sẽ có các cách chẩn đoán khác nhau:
- Xét nghiệm:
- Kiểm tra huyết dịch.
- Kiểm tra nước tiểu.
- Kiểm tra hóa nghiệm tiền liệt tuyến, tinh dịch.
- Kiểm tra tâm lý.
- Thử nghiệm dương vật cương cứng về ban đêm: Bao gồm đo đường kính và xung quanh, miêu tả và ghi thể tích dương vật…
- Kiểm tra siêu âm Doppler động mạch dương vật.
- Đo xác định huyết áp, dung lượng mạch đập của dương vật và lưu lượng máu.
Phương pháp điều trị liệt dương hiệu quả
Bệnh sẽ được điều trị dựa vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng để xác định liệu trình. Phương pháp điều trị bệnh liệt dương thường là dùng liệu pháp tâm lý, điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa nhằm mang lại hiệu quả cao.
- Điều trị bằng phương pháp tâm lý: Để điều trị tốt người bệnh cần luôn sống trong tâm trạng tốt và được sự khuyến khích của vợ và bác sĩ về tình trạng bệnh.
- Áp dụng các bài tập để điều trị bệnh.
- Sử dụng thuốc kê toa theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị liệt dương bằng phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật để cải thiện chức năng dương vật do chấn thương, tai nạn.
- Phẫu thuật đặt một thanh kim loại dễ uốn vào thể xốp của dương vật.
- Một số bệnh nhân có rối loạn hay chấn thương ở các ống mạch dẫn tinh, dẫn máu… có thể dùng phẫu thuật để chữa trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt dương
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
- Điều chỉnh tâm lý thoải mái, tránh để các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng. Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp giải tỏa căng thẳng.
- Xây dựng một chế độ sinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ưu tiên các loại thực phẩm như hải sản, trứng, chuối, gan động vật, gà tây, gạo lức,… và tránh các chất kích thích như đồ ăn cay nóng, thuốc lá, rượu, bia.
- Thường xuyên tập luyện để tăng sức khỏe thể chất, không nên tập luyện quá sức.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bệnh có thể được phòng ngừa sớm bằng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:
- Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá hay các loại ma túy tổng hợp.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các đồ ăn có nhiều cholesterol.
- Giảm tần suất quan hệ quá nhiều.
- Luyện tập thể dục thể thao tránh tình trạng thừa cân béo phì, giúp giảm căng thẳng tâm lý.
- Hạn chế sử dụng thuốc bừa bãi, nếu sử dụng nên dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.