Viêm thanh quản

Mục lục

Viêm thanh quản là gì?

Bệnh viêm thanh quản (tên thường gọi khàn giọng) là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến biến đổi giọng nói hoặc mất giọng.

Tìm hiểu chung

Viêm thanh quản là gì?

Bệnh viêm thanh quản (tên thường gọi khàn giọng) là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến biến đổi giọng nói hoặc mất giọng.

Bệnh viêm thanh quản thường hết trong 2 – 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mạn tính. Bệnh xuất hiện khi dây thanh âm có những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh bị khàn khàn.

Bệnh viêm thanh quản cấp tính thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày hoặc có sự can thiệp của thuốc kháng sinh và chăm sóc sức khỏe, nếu không tự khỏi được và theo dõi kip thời sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm, viêm thanh quản mãn tính.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản

Viêm thanh quản được liệt vào nhóm bệnh thông thường với các triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản như giọng nói trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Người bệnh sốt, đau họng, ngứa cổ;
  • Ho khan, nghẹt mũi;
  • Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể còn gặp nhiều triệu chứng và dấu hiệu đi kèm giống như bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh viêm thanh quản sẽ không nghiêm trọng nếu bạn xử lý và điều trị, chăm sóc một cách kịp thời. Nếu bạn mắc viêm thanh quản kéo dài nhiều tuần, xu hướng nặng hơn và kèm những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Khó thở.
  • Ho ra máu.
  • Sốt không thuyên giảm.
  • Đau họng ngày càng tăng.
  • Khó nuốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản

Bạn dễ mắc bệnh viêm thanh quản do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc do quá trình hoạt động sử dụng giọng nói quá nhiều, la hét. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân sau:

  • Dị ứng.
  • Nhiễm khuẩn, vi khuẩn, virus.
  • Viêm phế quản.
  • Người có bệnh trào ngược dạ dày.
  • Người mắc bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp do virus.
  • Người có thói quen sử dụng chất kích thích, hóa chất.
  • Bị chấn thương.

Lưu ý bệnh viêm thanh quản ở trẻ em dễ dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp gây nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: bệnh Croup và viêm nắp thanh quản.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm thanh quản?

Bệnh viêm thanh quản xảy ra phổ biến ở nhiều cơ thể người. Những người hay nói, hát nhiều, giọng nói to và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức là đối tượng dễ mắc bệnh.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản, bao gồm:

  • Người có tiền sử bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang.
  • Người sử dụng các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, uống rượu quá mức, axit dạ dày hoặc các hóa chất tại nơi làm việc.
  • Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều.

Phòng ngừa và loại bỏ những yếu tố gây hại trên sẽ giúp bạn tránh được bệnh viêm phế quản.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm thanh quản

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua mức độ bệnh, tiếng khàn và tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh.

Đối với bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc lá, bia rượu hay người bị khàn tiếng kéo dài thì bác sĩ cho kiểm tra họng và đường hô hấp.

Một số trường hợp thì sẽ tiến hành nội soi thanh quản hoặc sinh thiết để chẩn đoán rõ ràng hơn.

Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả

Viêm thanh quản ở cấp độ nhẹ thường sử dụng các loại siro ho, thuốc giảm đau để giảm triệu chứng, không sử dụng thuốc có chứa aspirin như acetaminophen. Bên cạnh đó, người bệnh thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe như hạn chế nói, nói nhỏ, uống nước ấm.

Trường hợp bệnh viêm thanh quản do nhiễm khuẩn nên sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp bệnh viêm thanh quản do khối u sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u đi.

Các trường hợp bệnh do viêm đường hô hấp, viêm phổi sẽ được điều trị theo toa bác sĩ.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thanh quản

Bạn hoàn toàn có thể phòng và ngừa bệnh viêm thanh quản bằng cách tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Hãy hạn chế diễn biến bệnh bằng những việc sau đây:

  • Theo dõi tình trạng bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
  • Tái khám đúng lịch để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo toa kê của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước ấm, hạn chế sử dụng nước lạnh (có thể gây viêm họng).
  • Hạn chế việc lớn tiếng, la hét.
  • Đối với công việc cần phải nói nhiều, nói lớn hãy để giọng nói của bạn nghỉ ngơi ở khoảng thời gian hợp lý.
  • Sử dụng các biện pháp tại nhà như ngậm chanh, súc miệng với nước muối, ăn giá sống hoặc canh giá để bảo vệ giọng nói.
  • Chăm sóc sức khỏe, ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan