Ung thư da

Mục lục

Ung thư da là gì?

Tình trạng phát triển không kiểm soát được của các tế bào da bất thường được gọi là bệnh ung thư da. Ung thư da là do những tổn thương có hại lên phân tử ADN tác động trực tiếp lên tế bào da, gây ra những đột biến hoặc những khiếm khuyết về gen, làm cho những tế bào da bất thường này nhân lên nhanh chóng và phát triển thành khối u ác tính.

Tìm hiểu chung

Ung thư da là gì?

Tình trạng phát triển không kiểm soát được của các tế bào da bất thường được gọi là bệnh ung thư da. Ung thư da là do những tổn thương có hại lên phân tử ADN tác động trực tiếp lên tế bào da, gây ra những đột biến hoặc những khiếm khuyết về gen, làm cho những tế bào da bất thường này nhân lên nhanh chóng và phát triển thành khối u ác tính.

Bệnh ung thư da phát triển chủ yếu ở phần da tiếp xúc nhiều với ánh nắng: da đầu, mặt, môi, cổ ngực, cánh tay, chân. Ngoài ra bệnh còn xuất hiện ở vùng da kín, chẳng hạn như lòng bàn tay, phần da bên dưới móng tay, chân và vùng sinh dục.

Có ba loại ung thư da: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u ác tính.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da

Các dấu hiệu, triệu chứng của từng loại ung thư da khác nhau sẽ khác nhau:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện ở cổ hoặc mặt và có các dấu hiệu sau: có vết sưng hình ngọc trai, sáp hoặc vết sẹo bằng phẳng, có màu da hoặc màu nâu.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện ở mặt, tai hoặc tay. Những người có làn da sẫm màu hơn những người bình thường thì có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy ở những vùng không thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Triệu chứng biểu hiện của loại ung thư này là nốt đỏ hoặc vết thương có bề mặt đóng vảy.
  • U ác tính: có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể và có thể xuất hiện ở nốt ruồi. Dấu hiệu loại ung thư này là xuất hiện đốm nâu sẫm màu, nốt ruồi thay đổi kích thước, màu sắc hoặc chảy máu; có các vết thương nhỏ bất thường và chỗ đó có màu xanh – đen, xanh hoặc trắng, đỏ; tại các nơi như lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, màng dịch nhầy trong miệng, âm đạo, hậu môn có những vết thương màu tối.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy bất kỳ thay đổi nào xuất hiện trên da thì bạn hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Mặc dù không phải sự bất thường nào của da cũng là bệnh ung thư da nhưng để chắc chắn hãy thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, nếu có bệnh thì cũng có thể được điều trị sớm nhất có thể.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ung thư da

Phần lớn những thiệt hại ADN của tế bào da đều là kết quả của bức xạ tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng từ thiết bị giường tắm nắng. Bạn không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không có nghĩa là bạn không thể bệnh ung thư da.

Có nhiều yếu tố khác cũng góp phần gây ra bệnh ung thư da, chẳng hạn như tiếp xúc với chất độc hại, với các hóa chất trong công nghiệp hoặc hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc ung thư da?

Bệnh ung thư da là bệnh rất phổ biến, bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh ung thư da thì nguy cơ cao con cái cũng mắc bệnh này. Hoặc chính người bệnh đã từng mắc bệnh ung thư da một lần thì có nguy cơ mắc bệnh thêm lần nữa.
  • Hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu.
  • Người từng sử dụng bức xạ để điều trị các vấn đề về da.
  • Người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
  • Người có làn da ít sắc tố (melanin).
  • Những người có nhiều nốt ruồi hoặc có những nốt ruồi to bất thường.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư da

  • Kiểm tra da bằng các phương pháp khám tổng quát hoặc các xét nghiệm thông thường. Những phương pháp này để kiểm tra những thay đổi của da có phải là bệnh ung thư hay không.
  • Sinh thiết vùng da nghi ngờ bị ung thư. Kết quả của phương pháp này cho bệnh nhân biết mình có ung thư da hay không hoặc ung thư da loại nào, mức độ tiến triển của ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư da hiệu quả

Tùy vào mức độ tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp nào để điều trị:

  • Dao lạnh: Dùng phương pháp siêu lạnh và điều trị nhiệt giúp phá hủy các tế bào ung thư ở giai đoạn sớm bằng cách sử dụng khí Argon để đông lạnh chúng. Khi đó, các tổ chức khối u sẽ thiếu dưỡng khí và thiếu máu cục bộ, sau đó dần hoại tử và tróc ra sau khi giải đông bằng khí Helium.
  • Thuốc: Có thể là điều trị tại chỗ hoặc tiêm hoặc uống theo liều.
  • Phẫu thuật, laser, bức xạ trị liệu,… có thể được áp dụng nếu tình trạng bệnh tương đối nặng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư da

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Phải thường xuyên bảo vệ da khi ra nắng bằng kem chống nắng và vật dụng bảo hộ như nóng, khẩu trang, áo khoác…
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tránh nhuộm da.
  • Cẩn trọng với các loại thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh nắng. Bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm về tác dụng phụ của tất cả thuốc bạn đang dùng.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng, quần áo bảo hộ khi ra ngoài.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường xảy ra.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các bệnh liên quan