Basedow
Mục lục
Basedow là gì?
Tìm hiểu chung
Basedow là gì?
Bệnh Basedow (có tên gọi khác là bệnh Graves, bệnh Parry) được hiểu là một dạng bướu cổ, nhưng là bướu giáp độc lan tỏa hoặc cường giáp tự miễn, gây rối loạn miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có chức năng tiết hormone thyroid kiểm soát hoạt động cơ thể. Tuyến giáp bị tác động dẫn đến hoạt động quá mức, tiết nhiều hormone vượt mức và gây ra bệnh cường giáp.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của Basedow
Quan sát ở những người mắc bệnh Basedow, dễ nhận thấy:
- Nhãn cầu lồi ra hơn người bình thường;
- Có bướu ở cổ;
- Thèm ăn, ăn nhiều;
- Đi tiểu thường xuyên;
- To các đầu ngón tay, chân;
- Hay mất tập trung, hay run rẩy.
Ở bản thân người bệnh sẽ cảm thấy mình:
- Cảm giác bồn chồn, nôn nao, lo lắng bất thường, cơ thể mệt mỏi;
- Gặp các vấn đề về mắt như mờ hay phân ảnh (cùng một vật nhưng đến hai hay nhiều hình ảnh);
- Tiết nhiều mồ hôi;
- Nhịp tim bất thường, thường là nhanh hơn bình thường nên luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
- Cảm thấy ngực lớn bất thường (xuất hiện ở nam giới);
- Giảm cân bất thường (xuất hiện ở một bộ phận người mắc bệnh).
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi biến chứng, bệnh Basedow có khả năng gây bệnh cơ tim nhiễm độc giáp (gồm rối loạn nhịp tim và suy tim cường giáp), cơ cường giáp cấp. Vì vậy, khi nhận biết được sự xuất hiện của các dấu hiệu trên hãy đến ngay bệnh viên để bác sĩ làm các xét nghiệm, chẩn đoán, đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến Basedow
Bệnh Basedow hình thành do sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch, lúc này hệ miễn dịch sẽ quay ngược lại tấn công các tế bào mô trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp. Chính sự tác động này, tuyến giáp sản xuất hormone nhiều hơn bình thường.
Bệnh này có thể di truyền từ mẹ sang con (đặc biệt là con gái chiếm tỉ lệ cao hơn con trai), không lây từ người này sang người khác.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc Basedow?
Những yếu tố có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh Basedow:
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người thân mắc bệnh Basedow thì nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh cao hơn, đặc biệt mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con gái sinh ra di truyền rất cao.
- Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh này cao hơn nam giới.
- Độ tuổi: Xuất hiện ở người dưới 40 tuổi (nhất là ở 20 – 40 tuổi).
- Hút thuốc lá.
- Tinh thần, đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng.
- Các rối loạn khác trong cơ thể như rối loạn do mắc bệnh tiểu đường loại 1, viêm khớp,…
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Basedow
Khi đến bệnh viện, người mắc bệnh sẽ được thăm hỏi về những biểu hiện bên ngoài cơ thể và thực hiện việc xét nghiệm máu; chụp X-quang, CT để có các thông tin bệnh. Bác sĩ dựa vào các kết quả xét nghiệm, tiền sử nhân thân và các dấu hiệu của bệnh nhân mà có các hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị Basedow hiệu quả
Để làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra gây nên cảm giác hồi hộp lo lắng, tăng tiết mồ hôi và nhịp tim nhanh bất thường, bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế beta. Còn trường hợp điều trị bằng tia phóng xa hay phẫu thuật thì buộc phải dùng hormone thyroid thay thế suốt quãng đời.
Basedow kéo theo sự suy giảm chức năng mắt, mang đến một số bệnh về mắt. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phóng xạ i-ốt, phẫu thuật hay chỉ dùng thuốc. Để giảm bớt tình trạng kích ứng, sưng mắt, bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc steroid ức chế hệ thống miễn dịch, một số loại thuốc nhỏ mắt trong danh mục. Phương pháp phóng xạ i-ốt ngày càng ít được sử dụng vì hiệu quả mang lại không cao đồng thời đem đến những tổn thương khác cho mắt.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Basedow
Để bệnh được điều trị thuận lợi nhất, các bệnh nhân Basedow cần thực hiện những điều sau đây:
- Luyện tập thể dục thể thao, những bài tập được các bác sĩ khuyên hoặc cho phép tập.
- Uống thuốc đúng liều đúng giờ, việc quên uống hoặc uống không đúng liều sẽ khiến quá trình điều trị vô hiệu.
- Đi khám mắt ít nhất 1 lần/năm hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.
- Nói không với rượu, bia, các chất kích thích và thuốc lá.
- Chế độ ăn uống: Cần tham khảo kỹ các lời khuyên của bác sĩ những thực phẩm nên ăn nhiều và những thực phẩm nên hạn chế để quá trình điều trị tốt nhất.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.