Bỏng nắng

Mục lục

Bỏng nắng là gì?

Bỏng nắng là hiện tượng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây tổn thương bề mặt da dẫn đến da bị bỏng và trở nên bong tróc. Mặt dù khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu ở vết bỏng nhưng bỏng nắng chỉ được xem là bỏng cấp độ một (mức độ nhẹ nhất) và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng nắng

Khi da bị bỏng nắng, bề mặt da tiếp xúc nhiều với nắng mặt trời sẽ có hiện tượng đỏ, nóng ấm, lớp biểu bị da khô sần và có thể không còn liên kết với lớp nền da bên trong gây hiện tượng đau rát. Các biểu hiện này xuất hiện sau khoảng vài giờ kể từ lúc tiếp xúc với nắng và có thể kéo dàu từ một đến nhiều ngày liền tùy vào mức độ bỏng.

Trong tinh trạng bỏng nặng có thể là dấu hiệu của ngộ độc nắng. Một số biểu hiện giúp bạn phát hiện ra ngộ độc nắng bào gồm:

  • Sưng tấy: Vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều nhất có thể bị sưng đỏ và gây ngứa;
  • Da xuất hiện tình trạng phồng rộp, các điểm phồng có chứa dịch bên trong;
  • Sốt, đau đầu và cảm thấy ớn lạnh;
  • Buồn nôn;
  • Có thể phát ban ở xung quanh vùng da bị phồng, gần giống với vết chàm.

Biến chứng có thể gặp khi bị bỏng nắng

Bỏng nắng không chị đơn giản làm lột da như bạn vẫn nghĩ. Thực tế, bỏng nắng gây nhiều tổn thương nghiêm trọng cho da và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Dày sừng ánh sáng (dày sừng quang hóa): Lớp biểu bì da bị dày lên, khô ráp, xuất hiện ở vùng da thường tiếp xúc nhiều với nắng như da đầu, mặt, mu bàn tay, lưng… Đây được xem như là thời kì tiền phát của bệnh ung thư da.
  • Ung thư da: Bỏng nắng nghiêm trọng không chỉ làm da bị tổn thương mà còn có thể thay đổi DNA gây ung thư da. Một số loại ung thư da thường gặp do ánh nắng mặt trời là ung thư tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố – dạng ung thư da nghiêm trọng nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến nhờ sự chăm sóc y tế khi phát hiện tình trạng bỏng chuyển nặng hoặc khi có cơn đau rát tăng lên đột ngột ở vùng bị bỏng.

Quan trọng, khi vết bỏng có dấu hiệu mưng mủ thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để được theo dõi, không nên tự ý đâm, chọc hay bôi thuốc tại nhà vì chúng có thể khiến da nhiễm trùng nặng hơn.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bỏng nắng

Melanin là sắc tố quyết định đến màu sắc của biểu bì da, lượng melanin càng cao khiến da càng thêm sậm màu. Các hắc tố phụ được sản xuất để tạo nen một lớp màn chắn tối màu, bảo vệ các lớp sâu bên trong da khỏi các tia cực tím (UV) gây hại. Tuy nhiên, lượng melanin ở mỗi người nhiều hay ít tùy thuộc vào di truyền và đôi khi nó không đủ để bảo vệ làn da trước sự tấn công của nắng mặt trời; khiến da bị sưng đỏ, bong tróc và đau rát.

Tia UV có thể kéo dài trong thời gian từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Mặc dù trời có nắng rõ hay râm mát thì tia UV vẫn có thể tồn tại và tác động lên da.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị bỏng nắng?

Bất cứ ai cũng có khả năng bị bỏng nắng, đặc biệt là có một trong số các yếu tố sau:

  • Da: Người có da sáng màu thường dễ bị bỏng nắng hơn người có da sậm màu vì da sậm màu thể hiện có nhiều sắc tố melanin bảo vệ da.
  • Khí hậu: Người sống ở vùng có khí hậu nắng nóng có nguy cơ bị bỏng nắng rất cao nếu thường xuyên tiếp xúc với nắng mà không có đồ bảo vệ.
  • Môi trường: Người sống ở những vùng cao, nơi mà ánh nắng có thể tiếp xúc nhanh hơn, gần hơn.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bỏng nắng

Bác sĩ có thể kiểm tra về lịch sử tiếp xúc ánh nắng của người bệnh và thông qua các biểu hiện lâm sàng có thể kết luận bỏng nắng hay không.

Nếu xét thấy tình trạng da bị bỏng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của ánh nắng lên các cơ quan và bộ phận khác.

Phương pháp điều trị bỏng nắng hiệu quả

Điều trị bỏng nắng tập trung vao việc làm giảm đau rát, sưng tấy do bỏng nắng mang lại chứ không thể điều trị tổn hại về làn da. Bỏng nắng có thể theo dõi và điều trị tại nhà khi không có những tổn thương quá lớn. Người bệnh có thể áp dụng chữa trị bằng cách sử dụng kết hợp thuốc chống viêm và kem bôi ngoài da lô hội.

Trong trường hợp bỏng nắng không thuyên giảm sau thời gian chữa trị tại nhà thì bệnh nằm trong giai đoạn nghiêm trọng. Các loại thuốc chữa bỏng nắng bác sĩ có thể kê toa, bao gồm:

  • Chống viêm không steroid (NSAIDs: Giúp giảm đau, sưng và ngăn nhiễm trùng. Tất cả các NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày và ruột.
  • Thuốc corticosteroid: Chẳng hạn như prednisone, có thể tăng tốc độ chữa các triệu chứng trên da và làm giảm đau và sưng.

Sơ cứu khẩn cấp cho người bị bỏng nắng

  • Dùng thuốc chống viêm: Chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen. Chúng có thể giúp giảm đau và sưng khi sử dụng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ em sử dụng aspinrin.
  • Dùng khăn lạnh chườm hoặc để vùng da bị bỏng nắng dưới vòi nước lạnh để làm hạ mức độ bỏng của da.
  • Sử dụng kem giữ ẩm, kem dưỡng da lô hội để bôi lên vùng da bỏng.
  • Khi da bị lột, bạn nên để cho da tự nhiên mà không nên dùng tay lột lớp da ra vì nó có thể khiến bạn đau rát và ảnh hưởng đến vùng da không bị ảnh hưởng. Lột da là quá trình cơ thể thải bỏ vùng da đã bị hư hỏng. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm thoa lên vùng da này.
  • Nếu vết bỏng đã bị rộp và chứa dịch bên trong, điều tối kỵ là bạn không nên dung bất cứ thứ gì để làm vỡ chúng. Không những làm giảm tiến trình lành bệnh mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể dụng băng gạc nhẹ nhàng bọc lại chúng hoặc nếu chúng đã tự vỡ thì thoa kem kháng khuẩn lên da.
  • Uống nhiều nước: Nhiệt độ của ánh nắng mặt trời có thể khiến cơ thể mất nước mất. Hãy uống nhiều nước để cơ thể điều hòa lại nhiệt độ và làm mát da.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng nắng

Bỏng nắng là tình trạng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Một số phương pháp để tránh bị bỏng nắng, bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là vào thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì lúc này tia cực tím luôn túc trực và có thể làm hại đến da bất cứ lúc nào.
  • Tìm kiếm bóng mát để sinh hoạt khi ra ngoài trời.
  • Sử dụng quần áo tay dài, khẩu trang, găng tay, vớ, nón, kính mắt… để bảo vệ da khi cần thiết phải ra ngoài.
  • Sử dụng kem chống có chỉ số SPF 15+ và thoa trước khi ra ngoài khoảng 30 phút.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan