Bụi phổi Silic

Mục lục

Bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là làm xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Khi xét nghiệm X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt.

Tìm hiểu chung

Bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là làm xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Khi xét nghiệm X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bụi phổi silic

Ở giai đoạn sơ phát, bệnh bụi phổi silic với tổn thương hạt nhỏ thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X-quang trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc vì một lý do khác.

Triệu chứng cơ bản duy nhất đặc hiệu của bệnh là khó thở gắng sức do xơ phổi hoặc khí thũng. Lâu ngày, khó thở trở thành thường xuyên. Khó thở gắng sức xuất hiện muộn, sau khi có các hình ảnh chụp X-quang.

Bên cạnh đó, có thể còn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho và khạc đờm;
  • Thể trạng bệnh nhân giảm sút;
  • Ho ra máu;
  • Khạc đờm đen, lỏng;
  • Đau ngực.

Đối với bệnh bụi phổi silic cấp tính: Khó thở bắt đầu đột ngột và chuyển nặng dần, khó thở không kèm sốt trừ trường hợp bội nhiễm. Tử vong có thể đến nhanh trong vài tháng đến một năm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bụi phổi silic

Thể loại và mức độ bệnh của bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi mà có thể là mạn tính hay cấp tính. Ngoài việc làm mất dần sức lao động của bệnh nhân, bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong bao gồm:

  • Bệnh lao.
  • Viêm phổi.
  • Giãn phế quản, viêm phế quản.
  • Viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi, khí thủng phổi.
  • Hoại tử vô khuẩn.
  • Tim giãn nở, tim đập nhanh, suy tim tổn thương mạch vành.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn xuất hiện những triệu chứng nêu trên, làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi silic như quặng than, kim loại… Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bụi phổi silic

Nguyên nhân do sự tiếp xúc thường xuyên với bụi silic, căn bệnh này thường gặp ở những công nhân khai thác quặng, mỏ, đá, kim loại…


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh bụi phổi silic?

Những người thường xuyên làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:

  • Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
  • Đẽo mài đá có chứa silic tự do.
  • Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do.
  • Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
  • Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
  • Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm…

Bên cạnh đó, những người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao thông cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh đối với nhóm người này ít hơn bởi hàm lượng dioxit silic tự do trên các đoạn đường giao thông thường không cao.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bụi phổi silic

Người lao động được xét chẩn đoán mắc phải bệnh bụi phổi silic là người có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép.

  • Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm, cá biệt dưới 5 năm (phải được hội chẩn giữa các thầy thuốc chuyên khoa).
  • Hình ảnh tổn thương trên X-quang, có hạt xilicô (theo bảng phân loại quốc tế chia ra các thể p, q, r,… xác định theo phim và cần đối chiếu với phim mẫu quốc tế của ILO).
  • Một số dấu hiệu khác như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế.

Phương pháp điều trị bệnh bụi phổi silic hiệu quả

Các loại thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh.

  • Điều trị viêm phế quản mạn tính: Dùng các thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho.
  • Trong biến chứng suy tim: Dùng digital, lợi tiểu, nghỉ ngơi, ăn nhạt.
  • Trong suy hô hấp phải cho thở oxy.
  • Thuốc bổ dưỡng nâng cao thể trạng, các loại sinh tố…

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tránh sản xuất trong điều kiện bụi silic bằng cách thay thế.
  • Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống thống hút gió tại chỗ.
  • Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức cao, hô hấp tăng làm cho bụi tăng cường xâm nhập phổi.
  • Chú ý tổ chức hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi.
  • Nổ mìn vào cuối ca lao động.
  • Đeo các khẩu trang ngăn bụi. Phần lớn các loại khẩu trang đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp.
  • Có thể dùng mặt nạ lọc bụi, nhưng phải nhẹ, thở hít dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây dị ứng.
  • Các loại hạt bụi dưới l micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.

Nói chung, khi lao động nặng nhọc về mùa hè ở xứ nóng, việc đeo mặt nạ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng tới lao động.

  • Phải thường kỳ kiểm tra môi trường lao động.
  • Phải tổ chức khám tuyển công nhân và lao động ở các hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi.
  • Phải tổ chức khám định kỳ hàng năm. Nơi nào bụi có hàm lượng silic tự do cao hay những công nhân phun cát đánh bóng, làm sạch, xay khoáng sản (thạch anh) phải khám định kỳ 6 tháng một lần.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan