Chấn thương khí quản

Mục lục

Chấn thương khí quản là gì?

Chấn thương khí quản là tình trạng tổn thương hệ thống cấu trúc và các thành phần của thanh – khí quản làm biến đổi hình thái giải phẫu và chức năng của thanh khí quản ở các mức độ khác nhau. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, vì bệnh có thể làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp và đe dọa tính mạng của bạn.

Tìm hiểu chung

Chấn thương khí quản là gì?

Chấn thương khí quản là tình trạng tổn thương hệ thống cấu trúc và các thành phần của thanh – khí quản làm biến đổi hình thái giải phẫu và chức năng của thanh khí quản ở các mức độ khác nhau. Tình trạng này xảy ra khi bạn gặp chấn thương hoặc bị một thứ gì đó đâm vào vùng cổ/ngực hay khi bạn hít phải chất độc, khói và các chất lỏng, đồ vật nào đó. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, vì bệnh có thể làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp và đe dọa tính mạng của bạn.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương khí quản

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà các triệu chứng và dấu hiệu có thể khác nhau. Nhưng trên thực tế, tình trạng này không có dấu hiệu rõ ràng. Một số triệu chứng, dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Khó thở và suy hô hấp
  • Ho ra máu

Chấn thương khí quản bị cô lập thường không gây chảy máu nhiều. Nếu bị chảy máu nhiều, rất có thể là do một thương tích khác như vỡ một mạch máu lớn. Nếu bị chấn thương này, bạn rất có thể bị loạn nhịp tim hoặc giảm âm phế bào và thở nhanh. Ngoài ra, bạn còn bị ho và thở rít, âm thở bất thường, tần số cao cho thấy sự tắc nghẽn của đường thở trên.

Biến chứng có thể gặp khi chấn thương khí quản

Chấn thương khí quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Sùi, sẹo, chít, hẹp, gây khó thở nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn gắp bất kì dấu hiệu – triệu chứng nào nêu trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào xin vui lòng đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tình trạng bệnh mỗi người là khác nhau vì vậy, cần hỏi bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra chấn thương khí quản

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Các vết thương do súng đạn: hình thức chấn thương phổ biến nhất;
  • Vết thương do dao và mảnh vụn do tai nạn xe.

Một số thủ thuật y tế cũng có thể gây chấn thương đường hô hấp bao gồm:

  • Đặt nội khí quản;
  • Nội soi phế quản;
  • Mở khí quản.

Niêm mạc của khí quản cũng có thể bị thương do hít phải khí nóng hoặc các hơi độc hại như khí clo và dẫn đến tình trạng phù, hoại tử, hình thành sẹo và cuối cùng là hẹp khí quản. Tuy nhiên,các nguyên nhân này không phổ biến.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ chấn thương khí quản?

Chấn thương khí quản là tình trạng phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, xin hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh có thể do:

  • Không đeo dây an toàn khi lái xe;
  • Không đội mũ bảo hiểm.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương khí quản

  • Nội soi phế quản chẩn đoán bằng ống mềm là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán, định vị và xác định mức độ nghiêm trọng của thương tổn khí quản và thường là phương pháp duy nhất cho phép chẩn đoán bệnh.
  • X-quang ngực: Dùng để chẩn đoán tổn thương khí quản và nó cũng cho thấy tràn khí ở cổ, khí trong các mô ở cổ, cho thấy thương tích đi kèm và các dấu hiệu như gãy xương và tràn khí dưới da
  • Chụp CT: Phát hiện trên 90% chấn thương khí quản do chấn thương cùn.

Phương pháp điều trị chấn thương khí quản hiệu quả

Cấp cứu:

  • Khi có thủng, rách, vỡ sụn khí quản hoặc khi có tình trạng khó thở, đe dọa chảy máu vào đường thở, có tràn khí rõ.
  • Mở khí quản cấp cứu, nếu cho phép nên mở khí quản thấp, xa vết thương để duy trì sự thông thoáng của ống thở.
  • Chống sốc, chống chảy máu.

Nội khoa:

  • Nằm đầu cao, hạn chế thay đổi tư thế đầu.
  • Sử dụng thuốc Corticoid sớm để giảm phù nề, tránh sẹo dính.
  • Kháng sinh.
  • Giảm xuất tiết đường hô hấp để phòng tránh viêm đường hô hấp dưới.
  • Tiêm SAT (chống uốn ván).

Ngoại khoa:

Tuỳ theo tình trạng vết thương, đảm bảo nguyên tắc:

  • Khâu kín vết thủng hoặc rách vỡ.
  • Tiết kiệm trong cắt bỏ các phần bị rách, vỡ.
  • Khâu từng lớp theo đúng vị trí giải phẫu và nút buộc luôn ở mặt ngoài.
  • Lấp cố định bằng cân, cơ, niêm mạc và nếu thiếu có thể di chuyển lấy từ nơi khác tới.
  • Đặt ống nong đỡ với các loại ống Aboulker hay Montgomery và để lâu dài.
  • Nếu đứt rời hay dập nát vòng sụn thì cắt bỏ và thực hiện khâu nối khí quản.
  • Cố định cử động cổ ít nhất 1 tuần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết nguyên nhân chấn thương thanh khí quản trong thời kỳ hiện nay là do tai nạn giao thông, để phòng bệnh cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, cần có các phương tiện bảo hiểm, bảo hộ cần thiết và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan