Cúm H1N1
Mục lục
Cúm H1N1 là gì?
Tìm hiểu chung
Cúm H1N1 là gì?
Cúm H1N1 hay còn gọi là cúm A H1N1, truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh do một loại chủng virus cúm A gây ra là H1N1. Bệnh thường tìm thấy ở lợn nên được gọi cúm lợn. Tuy nhiên, cúm lợn chỉ là một tên gọi phù hợp với trước kia, vì bây giờ virus đã tiến hóa lên chủng mới và có thể lây lan từ người qua người; có khả năng bùng phát thành ổ dịch và lây lan trên diện rộng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm H1N1
Bệnh cúm có các dấu hiệu như:
- Sốt cao đột ngột trên 38 độ C;
- Ho khan;
- Viêm họng, chảy mũi nước hoặc nghẹt mũi;
- Mắt có dấu hiệu đỏ, chảy nước;
- Đau đầu, mệt mỏi;
- Tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa.
Những người bị cúm nhẹ có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây các biến chứng như: khó thở, viêm phổi, rối loạn tri giá và đặc biệt có thể gây tử vong.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh như cúm có thể không cần gặp bác sĩ. Bạn có thể điều trị tại nhà. Mặc khác, khi bạn có các dấu hiệu bệnh nặng hơn hay đang ở trong vùng bị dịch bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến cúm H1N1
Bệnh cúm do các virus cúm lợn hay còn gọi là tổ hợp của các gen từ virus cúm ở lợn, chim và con người gây ra.
Các con đường lây truyền virus cúm H1N1:
- Bạn có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Bị nhiễm mầm bệnh khi tiếp xúc, va chạm với virus cúm và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình.
- Bạn ăn phải các sản phẩm thịt lợn nhiễm bệnh dù đã nấu chín.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc bệnh cúm H1N1?
Bệnh cúm H1N1 lây truyền rất nhanh nên mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Người có hệ miễn dịch kém, người hay tiếp xúc với mầm bệnh như giết mổ lợn, đi từ vùng nhiễm dịch là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm A H1N1, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ nhỏ, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh mạn tính như: bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan nặng hoặc một số bệnh thần kinh.
- Người mắc chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, người bị ung thư.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cúm H1N1
Các triệu chứng bệnh cúm H1N1 gần giống như bệnh cúm theo mùa, trừ khi cơ thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lâm sàng, tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra bạn có bị mắc cúm không.
Một số kiểm tra cần thiết như: lấy gạc mũi hoặc họng và sử dụng nhiều kỹ thuật di truyền, xét nghiệm để xác định các loại virus.
Phương pháp điều trị bệnh cúm H1N1 hiệu quả
Các triệu chứng bệnh cúm sẽ giảm dần trong vòng từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ như: tamiflu và relenza, đây là 2 loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất. Bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc.
Bệnh nhân cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm H1N1
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Bệnh nhân nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ngủ nhiều để cân bằng lại sức khỏe.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Nếu điều trị tại nhà, bạn có thể dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt. Trong vòng 24 tiếng kể từ khi tình trạng ổn định, bạn nên tránh đến các địa điểm đông người để tránh lây nhiễm cho người khác.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Phòng bệnh cúm A H1N1 bằng việc phòng tránh nguy cơ gây bệnh và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh như:
- Nghỉ ngơi điều độ.
- Uống nhiều nước.
- Ngăn chặn cúm A H1N1 bằng cách tiêm phòng hoặc xịt mũi. Thuốc xịt mũi chỉ dành cho người khỏe mạnh từ 2 – 49 tuổi và phụ nữ không mang thai.
- Cho trẻ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng ngừa cúm.
Ngoài ra, bạn nên giữ gìn sức khỏe bằng cách:
- Vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên.
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh sử dụng chung đụng các vật dụng cá nhân hoặc vệ sinh bề mặt vật dụng trước khi dùng.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên để tăng miễn dịch cho cơ thể.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.