Đái dầm
Mục lục
Đái dầm là gì?
Tìm hiểu chung
Đái dầm là gì?
Đái dầm là hiện tượng đi tiểu không tự chủ. Hiện tượng này phổ biến vào ban đêm trong khi ngủ và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, chứng đái dầm có thể còn tìm thấy ở người lớn, người không đủ năng lực kiểm soát hành vi và có thể là biểu hiện của một số căn bệnh như táo bón, đái tháo đường, viêm bàng quang.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của đái dầm
Triệu chứng của đái dầm là tiểu không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ. Hiện tượng xuất hiện nhiều ở trẻ em dưới 6 tuổi. Một số trường hợp trẻ từ 8 đến 11 tuổi vẫn mắc hiện tượng này.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đái dầm không có gì nguy hiểm nếu như chỉ là vấn đề về ý thức. Trong một số trường hợp, đái dầm biểu hiện nguy cơ mắc các bệnh trong người. Bạn cần nên chứ ý và đi đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
- Khi đi tiểu có cảm giác buốt.
- Nước tiểu có màu hồng ngã đỏ.
- Khác nước hơn mức bình thường.
- Bàn chân có hiện tượng sưng phù.
- Đái dầm trở lại sau một thời gian đã khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến đái dầm
Rất khó để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm. Một số yếu tố sau đây có thể liên quan đến hiện tượng này bao gồm:
- Bằng quang nhỏ: Có cấu trúc nhỏ nên không đủ để trữ lượng nước tiểu do cơ thể sản xuất vào ban đêm.
- Cơ bàng quang hay các dây thần kinh ở bàng quang phát triển không đầy đủ hoặc não bộ chậm phát triển dẫn đến không thể kiểm soát được.
- Mất cân bằng hormone: Ở một số trẻ, cơ thể không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu ADH nên không ngăn được nước tiểu ra nhiều.
- Vấn đề của cảm xúc: Một số trường hợp căng thẳng quá độ, lo lắng hoặc phải ngủ ở nơi lạ có thể làm xảy ra hiện tượng đái dầm.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ đái dầm?
Hầu hết trẻ sơ sinh đến khoảng 5 tuổi đều có hiện tượng này, chiếm khoảng 15 – 20%.
Trẻ từ 5 đến 12 tuổi vẫn có thể mắc phải chứng đái dầm chiếm 3 – 8%.
Chỉ có khoảng 2 – 5% trẻ ở tuổi vị thành niên đái dầm.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đái dầm, bao gồm:
- Di truyền: Trong trường hợp bố hoặc mẹ của trẻ thời thơ ấu cũng mắc chứng đái dầm thì 40% trẻ khi sinh ra cũng bị. Nếu cả bố lẫn mẹ đều đã từng bệnh đái dầm thì khả năng này sẽ cao hơn nhiều, chiếm khoảng 70 – 75%.
- Bệnh tiểu đường: Nếu bình thường cơ thể không bj đái dầm nhưng bây giờ lại có, cộng với lượng nước tiểu thải ra lớn trong cùng một lần và khát nước mãnh liệt thì có thể đái dầm là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Táo bón mãn tĩnh: Vấn đề nay có thể làm giảm năng lực của bàng quang và gây đái dầm.
- Giới tính: Đái dầm có thể xảy ra với bất kì ai nhưng trường hợp bé trai bị bệnh này nhiều hơn các bé gái.
- Trẻ có chứng rối loạn tăng động (ADHA).
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hiện tượng đái dầm
Bác sĩ sẽ khám thực thể và có thể yêu cầu người thân của bệnh nhân hoặc chính bệnh nhân trả lời câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau:
- Bệnh xuất hiện từ trước hay mới xuất hiện?
- Những triệu chứng đi kèm với đám dầm (có thể kéo theo đau rát hoặc màu sắc nước tiểu)?
- Tiền sử bệnh lý?
- Những thực phẩm đã sử dụng trước khi ngủ?
- Những loại thuốc đang được dùng?
- Đái dầm xảy ra vào ban đem hay cả ban ngày?
- Bệnh nhân có nhưng lo lắng nào hay không hoặc có phải thay đổi môi trường sống?
Để sẵn sàng trả lời các câu hỏi được đưa ra, bạn nên theo dõi tình trạng và ghi chú lại tất cả những vấn đề xoay quanh bệnh trước khi đi khám.
Thử nước tiểu kiểm tra nhiễm trùng và bệnh tiểu đường.
Chụp X-quang để xem xét hình ảnh vùng thận và bàng quang.
Siêu âm nếu nghi ngờ do các rối loạn khác.
Phương pháp điều trị đái dầm hiệu quả
Nếu hiện tượng này gặp ở trẻ thì không cần phải điều trị vì khi trẻ lớn lên sẽ tự động khỏi. Quan trọng là phụ huynh nên dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân và cho trẻ tập làm quen với việc đi vệ sinh trước khi ngủ thì có thể hạn chế hiện tượng này. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các phương pháp sau:
Dùng đến dụng cụ báo động:
Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức và đặt trong quần của trẻ. Khi đái dầm, dụng cụ nhận biết được độ ẩm tăng cao sẽ báo tới đồng hồ báo thức. Tiếng ồn sẽ giúp trẻ tỉnh giấc và đi tiểu. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và tập cho trẻ thói quen thức giấc để đi tiểu. Tuy nhiên, có thể phải dùng sau vài tuần mới thấy được hiểu quả.
Dùng thuốc:
Một số loại thuốc có thể được kê đơn để điều trị đái dầm là:
- Oxybutynin chloride (ditropan): Làm giảm co thắt bàng quang.
- Imipramine HCl (tofranil): Thường được dùng để chống trầm cảm. Làm thay đổi tâm trạng và các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ; trong đó có đái dầm. Thuốc cũng có thể làm tăng thời gian giữ nước tiểu và giảm sản xuất nước tiểu.
- Desmopressin dạng đường mũi và đường uống: Làm tăng lượng hormone chống lợi tiểu để làm nước tiểu ít hơn vào ban đêm.
- Flavoxate.
- Tolterodine.
Các dạng thuốc trị đái dầm có công thức khá phức tạp, có thể gây nên tác dụng không mong muốn hoặc có thể hữu ích với người này nhưng lại không với người khác. Vì vậy, bạn cần phải được bác sĩ khám và trực tiếp kê đơn thuốc mới được phép sử dụng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đái dầm
- Không nên uống nước nhiều vào buổi tối.
- Tập đi vệ sinh trước khi ngủ và nên đi tiểu nhiều vào ban ngày.
- Không dùng nước có chứa caffeine vì chúng có khả năng kích thích đi tiểu.
- Tập đái ngắt quãng để có thể chủ động giữ nước tiểu trong bàng quang khi chưa muốn đi.
- Đánh thức trẻ dậy đi tiểu trong khi ngủ để cho trẻ có thói quen tỉnh giấc khi mắc tiểu.
- Ngoài ra, để đối phó với chứng đái dầm trong thời gian điều trị, bạn nên mặc tả khi ngủ hoặc dùng bọc ni-lông không thấm nước trải trên giường ngủ.
- Không nên lo lắng quá nhiều vì chúng có thể khiến bệnh đái dầm nặng hơn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.