Đau dạ dày không do viêm loét

Mục lục

Đau dạ dày không do viêm loét là gì?

Đau dạ dày không do viêm loét là bệnh khá phổ biến, biểu hiện tình trạng của chứng khó tiêu kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh liên quan đến viêm loét chẳng hạn như đau bụng, khó chịu ở bụng trên kèm theo ợ hơi. Bệnh được điều trị bằng thuốc kết hợp với việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không do viêm loét

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không viêm loét bao gồm:

  • Đầy hơi, ợ hơi;
  • Nóng rát khó chịu ở phần ngực hoặc bụng, thuyên giảm sau khi ăn hoặc dùng thuốc kháng acid;
  • Buồn nôn;
  • Nôn ra máu;
  • Phân đen;
  • Khó thở;
  • Đau lan đến cổ, hàm và cánh tay.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc bất cứ cảm giác khó chịu nào bạn hãy theo dõi chúng. Nếu tình trạng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày không do viêm loét

Đau dạ dày không viêm loét có thể bị nhiều lần, không rõ nguyên nhân và các bác sĩ nhận định là rối loạn chức năng (nghĩa là nó không nhất thiết gây ra bởi một bệnh cụ thể).

Việc dùng thuốc để điều trị các bệnh khác có thể là tác nhân gây cơn đau dạ dày tăng thêm. Ngoài ra, yếu tố thần kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến sự co bóp của dạ dày.


Nguy cơ mắc phải

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày không do viêm loét

Những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ đau dạ dày không do viêm loét bao gồm:

  • Hút thuốc.
  • Tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc rượu.
  • Dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin…), có thể gây ra vấn đề cho dạ dày.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đau dạ dày không do viêm loét

Bác sĩ có thể sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau dạ dày không do viêm loét.
  • Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
  • Ngoài ra có thể dùng phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên để có thể xem dạ dày thực quản, và một phần ruột non (tá tràng).

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày không do viêm loét hiệu quả

Việc điều trị cần kết hợp giữa thuốc và sự thay đổi phong cách sống của bệnh nhân thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Thuốc có thể giúp trong việc quản lý các dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày không do viêm loét bao gồm:

  • Thuốc kháng acid như maalox, mylanta,… giúp trung hòa acid dạ dày và có thể làm giảm đau nhanh chóng.
  • Các loại thuốc để giảm sản xuất acid.
  • Thuốc ngăn chặn bơm acid.
  • Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản.
  • Thuốc kiểm soát co thắt cơ giúp chống co thắt, giảm đau dạ dày gây ra bởi sự co thắt trong các cơ bắp đường ruột.
  • Liều thấp thuốc chống trầm cảm giúp ức chế hoạt động của tế bào thần kinh, kiểm soát cơn đau ruột.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu xét nghiệm cho thấy vi khuẩn H. pylori có trong dạ dày.

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau dạ dày không do viêm loét

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp bằng cách massage sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời tinh thần ổn định, phấn chấn hơn.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chú ý đến vấn đề ăn uống, ăn chín uống sôi, xây dựng thực đơn khoa học hợp lý, ăn đúng đủ bữa, không ăn quá no và không bỏ bữa.
  • Tránh các loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
  • Nhai thức ăn từ từ và triệt để.
  • Đứng thẳng sau khi ăn.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan