Đau nhức toàn thân

Mục lục

Đau nhức toàn thân là gì?

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người thì có 2 – 8 người mắc căn bệnh này. Đau nhức toàn thân khiến cả người bạn ê ẩm, mệt mỏi. Bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi và chẳng còn tâm trí cũng như khả năng tập trung để làm việc. Để bản thân không bị những cơn đau nhức hành hạ, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh cũng như những biện pháp điều trị nỗi phiền toái ấy.

Tìm hiểu chung

Đau nhức toàn thân là gì?

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người thì có 2 – 8 người mắc căn bệnh này. Đau nhức toàn thân khiến cả người bạn ê ẩm, mệt mỏi. Bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi và chẳng còn tâm trí cũng như khả năng tập trung để làm việc. Để bản thân không bị những cơn đau nhức hành hạ, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh cũng như những biện pháp điều trị nỗi phiền toái ấy.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu cuả bệnh đau nhức toàn thân:

Bệnh đau nhức toàn thân thường có những biểu hiện rõ rệt ở người bệnh:

  • Đau nhức: Người bệnh cảm thấy đau khắp người từ tay, chân, thân người, xương khớp, bắp thịt,… Khi ấn vào các vị trí cổ, vai, gáy, sườn, hông, đùi hoặc khắp cơ thể thì thấy đau thốn.
  • Đau tăng thêm vào lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần không ổn định, stress…
  • Người mệt mỏi: Đau nhức toàn thân khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn làm việc, chỉ muốn nằm. Thỉnh thoảng sợ gió, sợ lạnh (dù trời nóng nhưng khi quạt thổi vào lại nổi gai ốc…)
  • Khó ngủ: Giấc ngủ của người bệnh thường xuyên bị xáo trộn, ngủ không ngon giấc, hay bị thức giấc giữa chừng. Sáng dậy có cảm giác uể oải.
  • Triệu chứng thần kinh: Người bệnh hay bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu hơn người bình thường. Một khảo sát cho thấy hơn 84% những người mắc bệnh đau nhức toàn thân đều thấy thấy tê.
  • Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: Hoa mắt, chóng mặt, dễ nhạy cảm, lo âu, hay quên trước quên sau, đau ngực, khó thở, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những biểu hiện trên, bạn hãy dành thời gian đến bác sĩ để được kiểm tra. Có nhiều người xem thường những triệu chứng ban đầu của bệnh đau nhức toàn thân, để đến khi nặng mới bắt đầu đến bệnh viện. Lúc bệnh càng nặng, việc điều trị không chỉ tốn kém mà còn rất khó khăn, thậm chí không thể chữa trị dứt điểm được. Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng khi cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện để khám tổng quát. Các bác sĩ sẽ cho bạn những phương pháp điều trị thích hợp nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây đến đau nhức toàn thân

Tất cả các hoạt động của chúng ta, thể chất hay tinh thần, đều được điều khiển bởi hệ thống thần kinh nội tiết tinh vi của cơ thể. Vì hệ thống thần kinh nội tiết rối loạn, nên người có bệnh đau nhức toàn thân cảm nhận cái đau nhiều hơn, chịu đau kém hơn người bình thường. Khi bị một thương tổn thể chất hay tinh thần hoặc khi nhiễm trùng, hệ thần kinh nội tiết của họ thêm tổn thương, khiến nó bắt đầu thực sự trục trặc. Vì vậy, bệnh thường phát ra sau một sự việc gây tổn thương thể chất hay tinh thần, hoặc sau một cơn bệnh nhiễm siêu vi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ gặp phải tình trạng đau mỏi khắp người. Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động, chơi thể thao với cường độ quá mức quá mức, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt), cơ thể thiếu canxi…

Bên cạnh những nguyên nhân đó, tình trạng bệnh lý cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức toàn thân:

  • Bệnh thoái hóa xương khớp.
  • Sự rối loạn hệ thống thần kinh nội tiết.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Do thiếu khoáng chất.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị đau nhức toàn thân?

Theo thống kê cho thấy phụ nữ mắc bệnh đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu từ độ tuổi 30 – 55 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp căn bệnh này vẫn xuất hiện ở trẻ em. Ngoài ra, với những người mắc bệnh lý thoái hóa xương khớp dễ dàng mắc căn bệnh đau nhức toàn thân này hơn; khi các lớp sụn khớp bị thoái hóa, cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Tùy vị trí khớp bị thoái hóa mà gây ra cảm giác đau đớn tại khớp đó, đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau nhức toàn thân

Khi đến các cơ sở y tế, bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán căn bệnh đau nhức toàn thân của bạn. Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay đó là xét nghiệm máu. Mặc dù không có xét nghiệm nào để xác định chẩn đoán bệnh đau nhức toàn thân nhưng bác sĩ có thể loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Xét nghiệm máu bao gồm:

  • Xét hàm lượng tế bào máu.
  • Tốc độ lắng máu.
  • Xét nghiệm kháng peptide dạng vòng (anti – CCP).
  • Yếu tố dạng thấp.
  • Thử nghiệm chức năng tuyến giáp.

Phương pháp điều trị đau nhức toàn thân hiệu quả

Dựa vào bệnh tình của bạn, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Điều trị đau nhức toàn thân tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện sức khoẻ, bao gồm cả việc dùng thuốc và tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, người bệnh phải thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Thuốc có thể giúp giảm đau nhức toàn thân và cải thiện giấc ngủ. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể hữu ích. Thuốc gây nghiện không được khuyên dùng, bởi vì chúng có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thậm chí có thể làm trầm trọng thêm cơn đau theo thời gian.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc có thể giúp giảm đau và mệt mỏi liên quan đến đau nhức toàn thân. Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc giãn cơ để giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc được thiết kế để điều trị chứng động kinh thường hữu ích trong việc giảm một số loại đau nhất định.

Bên cạnh dùng thuốc, những trường hợp đau cấp tính người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp điều trị liệu pháp. Nhiều liệu pháp khác nhau có thể giúp giảm đau nhức toàn thân:

  • Vật lý trị liệu: Các bài trị liệu vật lý giúp người bệnh cải thiện sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng.
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Giúp bạn thực hiện các điều chỉnh cho khu vực làm việc của bạn, giúp bạn giảm căng thẳng cũng như stress trong công việc và cuộc sống.
  • Tư vấn: Nói chuyện với một nhân viên tư vấn có thể giúp bạn có những kiến thức để đối mặt với cơn đau triền miên, những tình huống căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
  • Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay: Theo các lý thuyết về châm cứu của phương Tây, kim gây ra sự thay đổi trong lưu lượng máu, đồng thời giúp giảm các chứng đau nhức trên cơ thể.
  • Massage trị liệu và tập yoga cũng là những phương pháp điều trị giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, cải thiện sức khỏe, giảm bớt những cơn đau âm ỉ khắp cơ thể.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau nhức toàn thân

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Dù là phương pháp điều trị nào đi chăng nữa, người bệnh cũng phải trang bị đầy đủ những kiến thức về căn bệnh mình mắc phải để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn.

  • Người bệnh cần giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, tránh stress, áp lực.
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khoẻ.
  • Khi có những dấu hiệu của bệnh đau nhức toàn thân, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan