Đâu thần kinh toạ

Mục lục

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh nhân mắc phải thường đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông, mặt sau chân và tới gót chân.

Tìm hiểu chung

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, kéo dài từ thắt lưng đến ngón chân. Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh nhân mắc phải thường đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông, mặt sau chân và tới gót chân. Biểu hiện thường xuyên của bệnh là những cơn đau kéo dài âm ỉ, cảm giác bị tê, yếu chân. Nguyên nhân phổ biến là do sự chèn ép lên dây thần kinh này. Bệnh thường gặp ở người từ độ tuổi 30 trở đi, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Sớm chẩn đoán và điều trị người bệnh sẽ tránh bị suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thần kinh tọa

  • Đau từ thắt lưng, mông lan xuống chân;
  • Cơn đau cấp tính hoặc âm ỉ, có dấu hiệu nặng thêm khi hoạt động quá sức, ho, hắt hơi, cúi gập người xuống;
  • Triệu chứng đi kèm: cảm giác tê nóng, kiến bò ở chỗ đau;
  • Cơn đau có thể khiến bạn bị buốt, tê, yếu chân, nghiêm trọng hơn có thể không đi lại được;
  • Thường chỉ một bên chân, bao gồm cả chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi người bệnh có biểu hiện đau ở bất cứ đâu dọc theo thần kinh hông từ lưng dưới, mông, đùi sau tới bắp chân, cơn đau có cảm giác nhói và ngứa rát thì nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám xác định nguyên nhân.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thần kinh tọa

Chủ yếu là do tổn thương ở cột sống thắt lưng:

  • Vận động quá sức hoặc không khoa học: Bốc vác, vận chuyển quá nặng, ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài gây ảnh hưởng dây thần kinh tọa.
  • Do bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân thường gặp nhất. Đĩa đệm bị thoát vị, lồi ra và đè lên dây thần kinh tọa. Thường do động tác mạnh không đúng tư thế cột sống hay do vi chấn thương kéo dài: Lái xe đường dài trong tư thế xấu.
  • Bất thường cột sống thắt lưng cùng, dị tật bẩm sinh.
  • Nguyên nhân trong ống sống: U tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy, u mỡ vùng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Phổ biến nhất là nam giới từ 30 đến 60 tuổi.

Người có dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống, dị dạng thứ phát vùng cột sống thắt lưng.

Phụ nữ có thai, tử cung nở đè lên thần kinh tọa.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa, bao gồm:

  • Có tiền sử mắc bệnh xương khớp.
  • Làm việc nặng, lao động chân tay thường xuyên.
  • Bị béo phì làm tăng áp lực lên dây thần kinh.
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Người ngồi lâu và ít vận động.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau thần kinh tọa

Bệnh nhân đến chuyên khoa thần kinh để thăm khám. Bác sĩ nội thần kinh sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định thăm dò cận lâm sàng: chụp X-quang cột sống thắt lưng thường quy (tư thế nằm nghiêng), chụp CT cột sống thắt lưng hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.

Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành các thăm dò chuyên sâu khác như: điện cơ, chọc dịch não tủy…

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Điều trị nội khoa:

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ.

Điều trị ngoại khoa:

Dùng khi bệnh nhân bị liệt eo và cơ, đau dữ dội không tiến triển sau 3 tháng, tái phát nhiều lần và càng nặng thêm, bệnh nhân bị chùm đuôi ngựa (rối loạn tiểu tiện, són tiểu, đại tiểu tiện mất tự chủ). Nếu nguyên nhân là do thoát vị đĩa đệm hoặc phát triển xương nhánh làm đè lên dây thần kinh tọa thì cần phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thần kinh tọa

  • Bệnh nhân cần tuân theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Cần nghỉ ngơi tại giường.
  • Nên chườm nóng và lạnh để giảm đau dây thần kinh tọa khi bị viêm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để tập thêm các bài tập và vật lí trị liệu giúp cải thiện tình trạng chèn dây thần kinh ở vùng lưng dưới.
  • Kết hợp các phương pháp đông y để đẩy nhanh tiến triển của bệnh như: châm cứu, bấm nguyệt, xoa bóp…
  • Tái khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Lưu ý: Khi bệnh nhân muốn dùng thực phẩm chức năng hoặc các phương pháp cải thiện tình trạng bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có những phương án phù hợp với bệnh trạng.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Phòng bệnh:

  • Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng, tập các bài tăng cường độ dẻo dai của các khối cơ lưng cạnh cột sống. Tránh vận động quá sức nếu bị đau thắt lưng.
  • Ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý.
  • Đảm bảo đúng tư thế khi đứng, ngồi, vác đồ vật…
  • Nên điều chỉnh tư thế nếu ngồi một chỗ quá lâu.

Dinh dưỡng:

  • Bổ sung vitamin B6 (thịt gia cầm, đậu nành, óc chó…), B9 (ngũ cốc, bông cải xanh, măng tây…), B12 (thịt bò, cừu, cá hồi…), vitamin C (cam, dứa, dâu…).
  • Không ăn quá nhiều muối, tránh ăn dầu mỡ và.
  • Cai rượu, bia, thuốc lá.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan