Hăm

Mục lục

Hăm là gì?

Hăm là một hiện tượng của viêm da, thường gặp nhiều ở trẻ em trong quá trình mặc tã do da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, da có thể vị nấm hay bị nhiễm khuẩn.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hăm

Một số triệu chứng thông thường khi bị hăm:

  • Da vùng bị hăm bị ửng đỏ, sáng bóng;
  • Rát;
  • Xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu hồng nhạt;
  • Có thể bị bong tróc trong tường hợp nặng;
  • Em bé có thể quấy khóc vì khó chịu, nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc khi mặc tã.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện da bị hăm, nếu tự điều trị tại nhà sau vài ngày mà không có kết quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Đặc biệt ở trẻ em, nếu thấy trường hợp này xảy ra, bạn hãy đưa trẻ đi kiểm tra:

  • Các chấm nhỏ có hiện tượng lan rộng hoặc bất thường.
  • Vùng bị hăm bị rướm máu, chảy mủ.
  • Ngứa dai dẳng.
  • Đau rát nhiều khi đi vệ sinh.
  • Có thể kèm theo sốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hăm

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hăm da:

  • Da bị cọ xát khi ngồi nhiều và ít vận động.
  • Do mặc tã, mang băng vệ sinh.
  • Mặc quần áo với chất liệu dày, nóng, chật và không thoáng khí.
  • Trường hợp ít có thể do sử dụng các loại kem dưỡng không phù hợp với da.

Nếu là do tã, bạn có thể xem xét một vài vấn đề sau:

  • Tã mặc trong khoảng thời gian dài mà không được thay.
  • Tã bị ướt khiến nước thấm ngược vào da và tạo ra môi trường ẩm thấp, khiến vi khuẩn dễ phát sinh.
  • Da bị cọ xát với bề mặt của tã lót.
  • Tã lót quá chật.
  • Tã dày hoặc không thấm nước.
  • Chất liệu của tã gây kích ứng da.
  • Có thể liên quan đến môi trường sống hoặc khí hậu nóng, ẩm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh hăm?

Bất cứ ai khi có những trường hợp trên đều có nguy cơ bị hăm; đặc biệt là những đối tượng:

  • Trẻ em: Vì da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, trẻ lại chưa có ý thức để tự bảo vệ mình. Theo thống kê có khoảng 50% trẻ từ 6 – 9 tuổi đều bị hăm do mặc tã.
  • Người lớn tuổi: Những người lớn tuổi đi lại khó khăn, thường được dùng tã và không được thường xuyên vệ sinh sạch cũng có thể mắc bệnh hăm.
  • Những người bệnh: Một số trường hợp mắc các bệnh không đi lại được hoặc di chuyển khó khăn thường phải nằm một chỗ, khiến da bị hầm, bí lâu ngày và gây hăm.
  • Phụ nữ: Phụ nữ sử dụng băng vệ sinh, nếu không chú ý tự vệ sinh cá nhân, ngồi nhiều hoặc loại băng đang sử dụng khô ráp cũng rất dễ bị hăm.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh hăm

Hăm là một loại viêm da khác phổ biến nên rất dễ dàng để nhận biết. Bác sĩ có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng, kèm theo một số câu hỏi đến vấn đề sinh hoạt cá nhân thì có thể kết luận bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh hăm hiệu quả

Trong điều trị chứng hăm, cần kết hợp giữ vệ sinh cá nhân và điều trị bằng thuốc. Những phương pháp có thể áp dụng để điều trị hăm, bao gồm:

  • Dùng kem, thuốc mỡ bôi lên vùng da bị hăm. Nên lau khô bộ phận sinh dục và vùng mông trước khi thoa kem và mặc tã.
  • Nếu nguyên nhân không từ việc vệ sinh cá nhân mà từ chất liệu tã, quần áo, bạn nên đổi sang một loại khác.
  • Dùng kem, thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh để điều trị khi có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hăm

  • Giữ cho da luôn thoáng mát, tránh để hầm, bí.
  • Không nên mang tã lót khi không thật sự cần thiết.
  • Cần thay tã và vệ sinh vùng kín thường xuyên.
  • Mặc quần áo có chất liệu mềm mai, thoáng mát; đặc biệt là quần lót nên tahy chất liệu nilon bằng cotton.
  • Bôi thuốc mỡ oxit hoặc kem trị nấm khi thay tã cho bé.
  • Đến gặp bác sĩ khi chứng hăm tã có kèm theo các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan