Ho gà

Mục lục

Ho gà là gì?

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính về đường hô hấp dễ lây truyền qua mũi, họng do trực khuẩn ho gà gây ra. Bệnh có những biểu hiện dễ nhận biết khi xuất hiện những cơn ho kéo dài.

Tìm hiểu chung

Ho gà là gì?

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính về đường hô hấp dễ lây truyền qua mũi, họng do trực khuẩn ho gà gây ra. Bệnh có những biểu hiện dễ nhận biết khi xuất hiện những cơn ho kéo dài.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ho gà

Bệnh ho gà thường xuất hiện sau 10 ngày nhiễm bệnh với các biểu hiện giống cảm cúm như:

  • Sốt nhẹ, sỗ mũi; nghẹt mũi;
  • Ho nhiều;
  • Mắt đỏ, ướt.

Từ một hoặc hai tuần, tình trạng trở nên nặng với những cơn ho dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, đau ngực, mặt đỏ hoặc tím tái; thỉnh thoảng thở rít trong lần thở tiếp theo.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, có thể trẻ không ho mà có vấn đề về khó thở, bị ngưng thở tạm thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh ho gà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm đường thở và dẫn đến những cơn ho khan kéo dài kèm theo các triệu chứng khác. Nếu bạn hay con bạn mắc những dấu hiệu như nôn, mửa, mặt đổ tím tái, khó thở hoặc ngưng thở tạm thời hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người là khác nhau, hãy lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ để việc điều trị bệnh tiến triển tốt nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ho gà

Bệnh ho gà do vi khuẩn ho gà có tên Bordetella pertussis gây ra sau khi xâm nhập cơ thể người.

Bệnh có tính lây truyền cao khi bạn tiếp xúc với người bệnh hoặc ở gần người nhiễm bệnh; dính phải mầm bệnh trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh ho gà?

Bệnh ho gà phổ biến ở lứa tuổi trẻ em, trẻ sơ sinh đồng thời có nguy cơ lan truyền bệnh cho mọi người ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm nên những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn:

  • Thời gian tiêm ngừa ho gà quá lâu (còn bé) đến giờ đã hết tác dụng.
  • Trẻ em trong thời kỳ tiêm phòng nhưng không miễn dịch hẳn với bệnh. (tiêm đủ 3 mũi mới có khả năng miễn dịch với bệnh).
  • Không che miệng khi ho, hắt hơi.., khiến người lành bệnh tiếp xúc trực tiếp với virus mang bệnh được lan tỏa trong không khí.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh ho gà

Bệnh ho gà không có các biểu hiện bệnh rõ rệt ở giai đoạn đầu, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp bình thường nên thường bị bỏ qua. Bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua cách ho, triệu chứng, tiền sử bệnh.

Bên cạnh đó, bạn sẽ được làm một số xét nghiệm về mũi, cổ họng, xét nghiệm máu, chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn ho gà hay không, lượng bạch cầu kháng bệnh ra sao hay trong phổi có chứa chất dịch gì hay không.

Từ những kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp với từng thể trạng khác nhau.

Phương pháp điều trị bệnh ho gà hiệu quả

Người mắc bệnh ho gà thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn ho gà, giúp làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

Khi trong gia đình có một thành viên mắc bệnh thì người nhà nên sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như sử dụng kháng sinh phòng ngừa, hạn chế tiếp xúc với dịch từ người bệnh.

Một số trường hợp bệnh nhân ho quá nhiều gây đau ngực, khó thở, không thể uống nước nên đến ngay cơ sở y tế, bác sĩ để được điều trị kịp thời như ngắt cơn ho, bổ sung nước phòng trường hợp mất nước và tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt, bạn nên lưu ý các triệu chứng bệnh ở trẻ em, bệnh diễn biến nặng hơn khiến trẻ em gặp nguy hiểm. Vậy nên, trẻ em cần nhập viện điều trị, bổ sung dinh dưỡng thông qua truyền dịch.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho gà

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.
  • Uống đủ nước, bổ sung nước trái cây, súp.
  • Khi mắc bệnh, bạn nên chia nhỏ thức ăn trong ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh như:

  • Chuẩn bị tốt những kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, con cái cũng như các thành viên trong gia đình.
  • Làm sạch không khí để loại bỏ các tác nhân gây ho, như bụi bẩn, khói thuốc.
  • Bạn nên che miệng và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh.
  • Tiêm phòng vắc-xin ho gà cho trẻ sơ sinh đủ 3 mũi.
  • Giữ ấm trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan