Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
Mục lục
Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng là gì?
Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn, từ đó làm viêm và tụ mủ tại các tuyến hậu môn ở vị trí giữa hai cơ thắt hậu môn, sau đó tiếp tục phát triển ra vùng da cạnh hậu môn.
Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng có thể làm chảy dịch ở hậu môn, gặp tình trạng nhiễm trùng sẽ làm cho khu vực hậu môn bị ngứa, sinh mùi hôi, chảy máu và gây sốt. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc cơ thể bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn. Khi không thể điều trị kịp thời dễ gây biến chứng thành ung thư.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
- Đau và xuất hiện khối căng chứa mủ ở rìa lỗ hậu môn;
- Dịch chảy nhiều ở các lỗ rò;
- Mủ có mùi hôi;
- Chảy máu, ngứa và đau ở hậu môn;
- Có thể kèm theo sốt.
Biến chứng có thể gặp khi bị khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng không được điều trị kịp thời, các ống rò sẽ lây lan đến các cơ quan xung quanh, tăng số lượng đường rò, lỗ rò.
Ngoài ra, các vết loét ở hậu môn không chỉ gây chảy máu mà để lâu còn gây viêm nặng hơn, khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp, khó điều trị.
Rò hậu môn đa phát hình thành nên lỗ rò trực tràng âm đạo, bàng quang, niệu đạo, gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan xung quanh. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến ung thư.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn hãy đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
Nguyên nhân là do tuyến hậu môn bị viêm nhiễm bởi các vi khuẩn như trực khuẩn E.coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng…
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng?
Bệnh thường xảy ra ở người từ 30 – 50 tuổi. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới với tỷ lệ 4:1.
Ngoài ra có nhiều bệnh lý có thể đưa đến khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng, bao gồm:
- Bệnh lao.
- Bệnh Crohn.
- Nấm Actinomycosis.
- Dị vật vùng hậu môn và tầng sinh môn.
- Chấn thương do đụng giập, do phẫu thuật như phẫu thuật tiền liệt tuyến.
- Cắt tầng sinh môn lúc sinh, mổ trĩ.
- Chiếu xạ vùng chậu.
- Ung thư hậu môn trực tràng.
- Ung thư bạch huyết.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn, khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm bao gồm: nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), xét nghiệm máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm sẽ góp phần xác định vị trí, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phương pháp điều trị khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng hiệu quả
Mục tiêu của việc điều trị là:
- Tìm được lỗ rò trong và loại bỏ được các mảng xơ, các ngóc ngách.
- Tránh làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tự chủ.
- Chọn phương pháp điều trị phù hợp: Phẫu thuật được cho là phương pháp tối ưu nhất.
- Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Khi hậu môn có dấu hiệu nóng rát khó chịu bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra.
- Điều trị kịp thời và dứt điểm bệnh viêm xoang hậu môn, tránh dẫn đến các bệnh áp-xe hậu môn trực tràng và rò hậu môn.
- Phòng ngừa táo bón và tiêu chảy.
- Hình thành thói quen đi đại tiện tốt, sau khi đi đại tiện nên vệ sinh hậu môn để hậu môn luôn sạch sẽ, không để nhiễm trùng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí. Không nên ăn nhiều chất béo, dầu mỡ dễ gây nóng và làm hậu môn ẩm ướt. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như đậu xanh, dưa, củ cải và các loại rau xanh, trái cây.
- Rò hậu môn là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, do đó nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein như thịt nạc, thịt bò, nấm và các thực phẩm giúp ngăn ngừa rò hậu môn khác như khoai lang, rau mùi tây, hẹ, cà tím, ngó sen, quả sung.
- Không nên uống rượu, hút thuốc lá.
- Nên mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc những quần áo bó sát.
- Không nên vận động mạnh, đứng hay ngồi quá lâu.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.