Không dung nạp lactose
Mục lục
Không dung nạp lactose là gì?
Thứ sáu ngày 23/03/2018
Tìm hiểu chung
Không dung nạp lactose là gì?
Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Lactose là một loại enzyme có trong ruột non có chức năng hấp thụ loại đường lactose, khi cơ thể không sản xuất đủ lượng lactose thì sẽ mắc chứng không dung nạp đường lactose vì không thể phân giải được lactose từ thức ăn và chuyển thẳng xuống ruột già.
Các vi khuẩn ở ruột già thực hiện chức năng phân hủy lactose thành chất lỏng và khí hư nên người mắc chứng này sẽ gặp nhiều rắc rối về hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy hơi vô cùng khó chịu.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của không dung nạp lactose
Thông thường khi mắc chứng không dung nạp đường lactose, người bệnh sẽ dễ nhận biết được chỉ sau khoảng từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa: Đầy hơi khó chịu, buồn nôn kèm theo đau dạ dày, tiêu chảy; xuất hiện các cơn chuột rút.
Đối với trẻ nhỏ thì dấu hiệu có chút khác biệt: Da dễ dị ứng, viêm ở vùng mặc tã, ói mửa, đi ngoài thì tiêu chảy có bọt; sau cùng dù có uống đủ lượng sữa dinh dưỡng nhưng trẻ vẫn chậm phát triển.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trên sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa hãy tìm đến ngay bác sĩ để có các hướng dẫn kịp thời. Nên nhớ tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người là khác nhau, giải pháp có thể phù hợp với người này không đồng nghĩa với việc phù hợp với người kia.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến không dung nạp lactose
- Do không sản xuất đủ lượng enzyme lactose để hấp thụ lượng đường lactose là nguyên nhân chính gây ra chứng không dung nạp đường lactose. Từ 2 tuổi trở lên ruột non đã hạn chế sản xuất lactose nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng để hấp thụ lượng lactose nạp vào.
- Do các bệnh lý như Crohn, Celiac cũng là những bệnh về đường tiêu hóa, gây ra nhiều tổn hại thành ruột non, gây viêm, chấn thương; cản trở lớn sự hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non.
- Bẩm sinh: Một số đứa trẻ vừa sinh ra đã mắc chứng này.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị không dung nạp lactose?
Đây là một chứng khá phổ biến, bất kì ai cũng có thể mắc bệnh này. Theo điều tra của Tổ chức y tế thế giới, người Mỹ gốc Mexico, gốc Phi; người châu Á có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.
Chứng này không quá nguy hiểm, người mắc bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình mà vẫn có thể uống sữa, ăn các chế phẩm từ sữa.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc không dung nạp lactose, bao gồm:
- Tuổi tác: Cơ thể sản xuất lactose ngày một kém đi nên người già dễ mắc bệnh hơn trẻ nhỏ.
- Do các phương pháp chữa ung thư: Tỉ lệ mắc chứng không dung nạp lactose cao hơn đối với những người đã từng xạ trị ung thư vùng bụng, đã từng chịu các biến chứng tiêu hóa hậu hóa trị.
- Trẻ sinh non: Do ở những đứa trẻ này lượng enzyme lactose tăng lên trong bào thai khá muộn vào thời kỳ thứ 3.
- Do ảnh hưởng của các bệnh về hệ tiêu hóa như Crohn, Celiac.
- Chủng tộc: Tỉ lệ cao nhất ở người da đen, người Mỹ gốc Mexico, gốc Phi, người châu Á.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán không dung nạp lactose
Các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh tình bằng các xét nghiệm như kiểm tra lượng lactose, khí hydro trong khí thở, kết hợp với tiền sử các bệnh lý rồi mới đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.
Ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ axit trong phân.
Trường hợp đặc biệt khi đã thực hiện các xét nghiệm trên mà kết quả không rõ ràng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu sinh thiết từ ruột non để xét nghiệm.
Phương pháp điều trị không dung nạp lactose hiệu quả
Người trưởng thành và trẻ đang tuổi lớn nạp lượng lactose dựa trên các triệu chứng bệnh, miễn là phù hợp, không nhất thiết phải tránh những nguồn chứa lactose.
Không uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa sẽ làm thiếu hụt canxi, calo trầm trọng, chính vì thế nên ăn các thức ăn giàu canxi, calo ngoài sữa ra, như:
- Chọn ăn thực phẩm chứa protein nạc để tăng cân như: thịt gà, bò, lợn nạc; đậu phụ, sữa đầu nành và các loại đậu khác; cá ngừ thịt trắng,…
- Ăn rau củ nhiều calo: bơ, chuối, nho, đậu, khoai tây, bí đỏ, các thực phẩm sấy khô, bánh mì ngũ cốc đặc.
- Chế biến các món ăn với dầu thực vật.
- Sử dụng nước cốt dừa vào các món ăn.
Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau khi ngưng uống sữa khoảng 3 tuần.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của không dung nạp lactose
- Khám bệnh đúng hẹn và thực hiện các hướng dẫn của các bác sĩ.
- Nếu có tiền sử bệnh này, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Thường xuyên kiểm tra cân nặng, nếu có hiện tượng sụt cân bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.
- Tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.