Lông quặn
Mục lục
Lông quặm là gì?
Tìm hiểu chung
Lông quặm là gì?
Tình trạng lông mi mọc sai hướng vào trong được gọi là lông quặm. Lông mi mọc sai hướng có thể chỉ phân bố một đoạn nhỏ hoặc mọc trên cả mi mắt.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của lông quặm
Khi bị lông quặm, mắt của bạn có thể bị kích thích và có các dấu hiệu sau:
- Đỏ mắt;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Đau mắt;
- Dễ khóc.
Biến chứng có thể gặp do lông quặm
Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến sẹo giác mạc cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Điều này rất nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm sút thị lực, thậm chí mù lòa hoàn toàn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, xin vui lòng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến lông quặm
Nguyên nhân gây ra lông quặm có thể do nhiễm trùng ở mắt viêm (sưng) mí mắt, bệnh tự miễn và chấn thương.
Một số bệnh lý làm tăng nguy mắc chứng lông quặm, bao gồm:
- Nếp da thừa bẩm sinh, một số rối loạn bẩm sinh xảy ra khi phần da xung quanh mắt tạo thành nếp làm cho lông mi có vẻ thẳng đứng. Trẻ em Châu Á là đối tượng thường gặp phải chứng rối loạn này.
- Bệnh mắt Herpes zoster.
- Chấn thương mắt, chẳng hạn như bỏng.
- Một bệnh lý phổ biến khác xảy ra nơi mí mắt bị sưng là viêm bờ mi mạn tính.
- Ở các quốc gia đang phát triển thì bệnh mắt hột và nhiễm trùng mắt ở mức độ nặng xuất hiện phổ biến.
- Một số rối loạn hiếm gặp về lớp niêm và da như: hội chứng Stevens-Johnson và bóng nước có sẹo.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải lông quặm?
Chưa rõ về tần suất xuất hiện của lông quặm tuy nhiên đây là căn bệnh khá phổ biến. Mặc dù mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên người lớn có nguy cơ cao hơn. Nếp da thừa bẩm sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lông quặm, chủ yếu gặp ở trẻ em.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Nếp da thừa bẩm sinh: Một rối loạn bẩm sinh làm cho da vùng quanh mắt bị chùng, dẫn đến lông mi mọc bất bất thường.
- Viêm bờ mi: Bệnh lý thường xảy ra khi dầu trong các tuyến ở vùng mắt bị mất chức năng, gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến lông quặm nếu tình trạng này mạn tính
- Bệnh mắt hột, hội chứng Stevens-Johnson và bóng nước có sẹo cũng có biến chứng là lông quặm.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lông quặm
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng đèn khe toàn diện các phần phía trước để đánh giá sự phân bố của lông mi bị quặm, làm rõ nguyên nhân và loại trừ các chẩn đoán khác.
Phương pháp điều trị lông quặm hiệu quả
Phẫu thuật là phương án điều trị chủ yếu của lông quặm. Các thủ thuật điều trị khác bao gồm:
- Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông: Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông thích hợp đối với lông quặm từng phần hoặc cục bộ.
- Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang lông:
- Đối với quặm mi. Bác sĩ sẽ gắn lại cơ rút mi dưới và lột bỏ lớp sụn thể được sử dụng để chỉnh sửa hầu hết các trường hợp chùng mi và quặm mi chiều ngang.
- Đối với trường hợp tạo sẹo lớp sau. Các lớp mỏng và vòm phía sau có thể được kéo dài bằng mảnh ghép (ví dụ như niêm mạc, vòm khẩu cái cứng, chân bì).
- Có thể làm giảm tác dụng kích thích khi các sợi mi cọ xát bằng chất bôi trơn như nước mắt nhân tạo, thuốc mỡ.
- Thuốc doxycycline ức chế thành công các nguyên bào sợi cơ ở bệnh nhân đau mắt hột và giúp ích trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa lông quặm tái phát sau phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Sử dụng nước sạch (nước bẩn, nước không đạt tiêu chuẩn dẫn đến các căn bệnh về mắt).
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (tránh bụi bặm, ô nhiễm…).
- Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi.
- Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân…
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.