Mang thai

Mục lục

Mang thai là gì?

Mang thai là thiên chức của người phụ nữ, giai đoạn này kéo dài từ lúc trứng được thụ tinh bởi tinh trùng phát triển thành bào thai cho đến khi sinh. Giai đoạn này thường kéo dài trong 40 tuần từ lần có kinh bình thường cuối cùng, bao gồm ba tam cá nguyệt:

  • Tam cá nguyệt (từ 0 đến 13 tuần): giai đoạn phát triển cấu trúc cơ thể của bé và hệ thống cơ quan. Hầu hết các tình trạng sảy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ này.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 26 ): cơ thể bé tiếp tục phát triển và bạn có thể cảm nhận được chuyển động, rung động đầu tiên của em bé.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 27 đến tuần 40): bé phát triển hoàn chỉnh.

Cần lưu ý những trường hợp thai phụ sau có thể có thai kỳ nguy cơ cao:

  • Thai phụ quá trẻ hoặc già hơn 35 tuổi.
  • Thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Có vấn đề trong những lần mang thai trước.
  • Có vấn đề về sức khỏe trước khi mang thai, ví dụ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch, ung thư, và HIV.
  • Mang thai đôi hoặc nhiều hơn.

Thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật. Những phụ nữ có nguy cơ cao khi mang thai cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ phụ sản.

Trường hợp mang thai có nguy cơ cao thường sẽ phải lo lắng cho sức khỏe của đứa con chưa chào đời. Trong trường hợp đó bạn cần nhận tư vấn từ bác sĩ, bác sĩ có thể giải thích cho bạn về những mối nguy hiểm và những vấn đề thực sự cũng như cách giải quyết.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của mang thai

Dấu hiệu chủ yếu của mang thai là trễ kinh, nhưng cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác của mang thai trước khi nhận thấy mình bị trễ kinh. Trễ kinh không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đang mang thai mà nó có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra.

Ngoài ra triệu chứng mang thai ở mỗi phụ nữ là khác nhau, có người biểu hiện rất rõ ràng, có người lại không có dấu hiệu gì cả. Một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Bị chảy máu nhẹ hoặc phát hiện có màu sắc nhạt hơn máu kinh nguyệt bình thường.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Thay đổi nội tiết có thể làm cho ngực đau hoặc thậm chí là táo bón.
  • Vú cảm thấy to hơn hoặc nặng hơn.
  • Sự gia tăng đột ngột của hormone có thể gây nhức đầu.
  • Đột ngột thèm ăn hoặc không thích các loại thực phẩm đã từng yêu thích trước đây.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có dấu hiệu trễ kinh, có đi kèm thêm các triệu chứng như mệt mỏi, khí sắc lẫn tâm trạng đều thay đổi… thì nên đến thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Và nếu được chẩn đoán là mang thai thì sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt cho cả mẹ và bé.


Nguy cơ mắc phải

Như thế nào sẽ dẫn đến mang thai?

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều có khả năng mang thai. Nếu như bạn chưa sẵn sàng cho sự xuất hiện của thành viên mới thì nên thực hiện các biện pháp phòng tránh, không để mang thai ngoài ý muốn.

Với trường hợp mong muốn có con, các yếu tố làm tăng khả năng thụ thai có thể kể đến như:

  • Quan hệ vào ngày rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
  • Khi ân ái, không nên căng thẳng, suy nghĩ, đặt nặng vấn đề con cái mà hãy giữ cho tinh thần vui vẻ, hứng khởi.
  • Không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán để biết bạn đã có thai

Phụ nữ khi nhận thấy các dấu hiệu báo trước có thể kiểm tra mình có mang thai hay không bằng cách:

  • Thử thai tại nhà: Cho kết quả dựa trên hàm lượng nội tiết tố hCG được giải phóng vào trong máu ngay sau khi thụ thai, trước tiên ở hàm lượng rất thấp, sau tăng nhanh trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng hãy đợi đến ít nhất 14 ngày sau mới dùng que thử thai.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm nhận biết sự xuất hiện của hCG trong máu cho kết quả chính xác hơn 99%.
  • Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp thai nhi phát triển tốt

Chế độ sinh hoạt:

  • Khám tiền sản.
  • Phòng ngừa các bệnh lây nhiễm cho con khi mang thai: chích ngừa viêm gan siêu vi B (nếu chưa bị nhiễm), chích ngừa Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng,…
  • Khám thai định kỳ, thực hiện các tầm soát và siêu âm để chữa trị kịp thời khi phát hiện các biểu hiện lạ.
  • Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý mua bất kỳ thuốc nào để uống nếu sắp và đang có thai.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng.
  • Tránh tắm hơi hay ngâm nước nóng quá lâu. Nếu tắm bồn nước nóng, chỉ ngâm đến vai, nước không quá nóng và thời gian không quá 15 phút.
  • Không làm việc quá sức trong giai đoạn mang thai.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu phiền muộn.
  • Khám thai định kỳ.

Chế độ dinh dưỡng:

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai. Bổ sung vitamin mỗi ngày, nhất là acid folic trước và trong khi có thai.

Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai để đảm bảo tăng cân cho bà mẹ, tốc độ tăng cân nên duy trì ở mức 0.4 kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ đối với phụ nữ có cân nặng bình thường, tăng 0,5kg/tuần đối với phụ nữ có cân nặng thấp và 0,3kg/tuần đối với phụ nữ thừa cân.

Mẹ nhận được đủ dinh dưỡng trong thời gian trước và lúc mang thai sẽ giúp con phát triển tự nhiên và khỏe mạnh:

– Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất:

  • Chất đạm để xây dựng bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ (có trong thịt cá, trứng, sữa,…).
  • Chất béo cần cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, cung cấp năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ (có trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu nành, dầu mè…).
  • Canxi (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, rau xanh…).
  • Acid folic có nhiều trong các loại rau có lá, bắp cải, măng tây… Phụ nữ mang thai cần 600 µg /ngày.
  • Vitamin A cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ (trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa,… rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ).
  • Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu can-xi và phốt pho, góp phần cấu tạo xương. Có trong  gan cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.
  • Vitamin B1 để phòng tránh bệnh tê phù (có trong gạo xát quá trắng, các loại ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế…).

– Nhu cầu vi chất:

  • Sắt cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Sắt có trong các loại thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật… rất dễ hấp thu.
  • I-ốt có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai (Có trong cá biển, rong biển, muối ăn…). Nếu thiếu I-ốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai: sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp, ngoài ra dễ bị các khuyết tật bẩm sinh.
  • Phụ nữ có thai không nên kiêng khem, cần ăn đủ các loại thực phẩm đa dạng.
  • Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan