Mề đay
Mục lục
Mề đay là gì?
Tìm hiểu chung
Mày đay là gì?
Mề đay là một dạng bệnh lý về da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như dị ứng, thời tiết, nhiễm ký sinh trùng,… khi mắc bệnh, cơ thể sẽ nổi các đốm, mảng phù nề với kích thước khác nhau. Mề đay gây ngứa và khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc và học tập. Để chấm dứt cơn ngứa tức thời, người bệnh có thể dùng các loại thuốc trị dị ứng, nhưng để bệnh không tái phát, bạn cần phải loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh khỏi cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của mày đay
Dấu hiệu và triệu chứng của mề đay bao gồm:
Mề đay được chia làm hai dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mỗi dạng của mề đay có những đặc trưng riêng nhưng nhìn chung, dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Sẩn thành mảng tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể;
- Các mảng da bị phù nề, nóng và đỏ rát.
- Các ban càng phát tán rộng khi cào, gãi da. Khi lặn có thể không để lại dấu vết.
Với mề đay cấp tính, triệu chứng ngứa và nổi ban trên da có thể xuất hiện đột ngột và chấm dứt nhanh sau đó hoặc có thể phát thành từng đợt riêng lẻ. Bệnh có thể kèm theo sốt, nôn mửa, đau bụng, khó thở.
Với mề đay mãn tính, cơn ngứa và phát ban có thể kéo dài trên 2 tháng, có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Bệnh có thể gây phù đường hô hấp làm hẹp thanh quản dẫn đến khó thở, cần phải cấp cứu kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bản chất nổi mề đay không có gì đáng ngại vì nó chỉ là biểu hiện ngoài da. mặc dù nó khiến người bệnh khó chịu vì ngứa ngáy nhưng bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc. Cái khó chính là chấm dứt hoàn toàn cơ mề đay vì bệnh rất khó tìm ra nguyên nhân. Mặt khác, mề đay trong tình trạng nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là phù đường hô hấp gây khó thở. vì vậy, khi bạn thấy cơ thể có những biểu hiện nổi mề đay, bạn cần quan sát tình hình và nếu có dấu hiệu phù nề vượt quá tầm kiểm soát, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm kiểm tra.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nổi mề đay, quan trọng hơn là cơ thể mỗi người có thể dị ứng với một loại tác nhân nhất định nên việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là rất khó. Một số tác nhân gây mề đay phổ biến bao gồm:
- Ký sinh trùng (điển hình như các loại giun sán chó, giun kim).
- Các loại virus (virus viêm gan B, C); vi khuẩn (ở khu vực tai – mũi – họng, bộ phận sinh dục, răng miệng); nấm (candida ở da, nội tạng).
- Kháng nguyên đường hô hấp: Phấn hoa, bụi bẩn, mốc meo, lông thú nuôi.
- Nọc độc côn trùng.
- Cao su.
- Thực phẩm: Các loại hải sản, gà, sữa, phô mát,…
- Thời tiết, nhiệt độ.
- Thuốc: Mỗi người có thể dị ứng với các loại thuốc khác nhau nhưng thường gây mề đay nhất là pennicillin, aspirin, thuốc hạ nhiệt, vắc – xin, thuốc gây mê,…
- Do chèn ép (như mặc quần áo quá chật).
- Do di truyền: Người có bố/mẹ bị dị ứng thì khả năng bị dị ứng sẽ cao hơn so với người khác.
- Không rõ nguyên nhân (vô căn).
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải mề đay?
Những người có các yếu tố trên đều có khả năng bị mề đay. Tuy nhiên, nếu không nằm trong các trường hợp đó thì vẫn có khả năng mắc bệnh. Vì vậy, bạn phải luôn chú ý trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mề đay
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân và hỏi xem bạn có tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng hay không.
Kiểm tra các biểu biểu hiện trên da để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh về da có dấu hiệu tương tự.
Thử nghiệm dị ứng: Một số chất được cho là có thể gây dị ứng sẽ được thử nghiệm trên da để xem phản ứng của da với chất đó như thế nào.
Sinh thiết da: Trong trường hợp nặng có thể dùng một mẫu da bị ảnh hưởng để tiến hành xét nghiệm tìm ra nguyên nhân.
Vì việc tìm ra nguyên nhân gây mề đay là rất khó, vì vậy bạn nên chủ động theo dõi các hoạt động thường ngày và ghi nhớ những gì đã tiếp xúc ngay trước khi nổi mề đay để giúp bác sĩ khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh.
Những phương pháp điều trị mề đay hiệu quả
Điều trị mề đay bao gồm việc giảm ngứa và làm giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời rà soát nguyên nhân để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Các thuốc chống dị ứng (kháng histamin) thường dùng để cắt cơn ngứa và lặn các vết sần của mề đay là:
- Loratadine (Clarityne) 10mg.
- Cetirizine (zyrtec) 10mg.
- Acrivastine (Semprex) 8mg.
- Astemizole (Hismanal) 10mg.
- Thuốc corticoide dạng uống và tiêm chỉ dùng trong điều trị cấp tính với trường hợp nặng hoặc các thuốc trị dị ứng thông thường không đáp ứng được.
Liều dùng của thuốc chống dị ứng thường là 1 viên mỗi ngày. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với bệnh nhân. Tuyệt đối không dùng thuốc mỡ chứa corticoid loại phenergan vì có thể gây viêm da dị ứng.
Ngoài việc uống thuốc, bạn nên kiêng khem muối, và ăn nhẹ, hàng chế dùng các loại thực phẩm giàu i – ốt và hải sản, các loại thức ăn dễ gây dị ứng.
Trong trường hợp ngứa da nặng và chưa thấy hiệu quả của thuốc, bạn hãy dùng khăn sạch nhúng vào dung dịch nước ấm và giấm pha loãng theo tỉ lệ 1:1 để đắp lên vùng da bị ngứa, tránh cào gãi khiến da bị trầy xước.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bạn có thể phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Nếu đã từng bị nổi mề đay, bạn nên chú ý đến tác nhân có thể khiến bạn bị bệnh và không tiếp xúc với chúng.
Nên hạn chế dùng các thực phẩm và chất kích thích gây hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, cà phê và muối vì chúng có thể làm tăng độ nhảy cảm của dây thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi, khiên mỗi lần tác nhân gây dị ứng xâm nhập cơ thể lại tăng ngứa.
Hạn chế các tổn thương trên da vì đây có thể là nơi giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng.
Thực hiện ăn chín, uống sôi và không dùng thực phẩn bẩn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.