Mọc răng

Mục lục

Mọc răng là gì?

Hiện tượng mọc răng xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi và vào khoảng 3 tuổi thì hai hàm răng sẽ mọc hoàn thiện, tùy mỗi đứa trẻ được cung cấp dinh dưỡng thế nào mà quá trình mọc răng diễn ra nhanh hay chậm. Vào giai đoạn này, đứa trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nên các bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý đến bé, không để những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của con mình.

Tìm hiểu chung

Mọc răng là gì?

Răng là một bộ phận nằm trong khoang miệng có chức năng xé, nghiền nát thức ăn trước khi xuống thực quản vào dạ dày.

Hiện tượng mọc răng xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi và vào khoảng 3 tuổi thì hai hàm răng sẽ mọc hoàn thiện, tùy mỗi đứa trẻ được cung cấp dinh dưỡng thế nào mà quá trình mọc răng diễn ra nhanh hay chậm. Vào giai đoạn này, đứa trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nên các bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý đến bé, không để những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của con mình.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của mọc răng

  • Chảy nước dãi: Thường vào tháng thứ 4 quá trình mọc răng ở trẻ sẽ có biểu hiện chảy nước dãi quanh miệng, cha mẹ chỉ cần dùng khăn mềm lau sạch cho trẻ.
  • Ngứa nướu răng, hay cắn: Do răng được đẩy lên trên, cọ xát với nướu nhiều hơn khiến nướu răng khá ngứa, theo phản xạ trẻ sẽ đưa tay hay đồ vật vào miệng để căn. Để giữ vệ sinh miệng và nướu cho trẻ , cha mẹ cần mua cho con những đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Trong giai đoạn này trẻ sẽ hay cắn khi bú gây đau người mẹ, chính vì thế mẹ nên mua dụng cụ trợ ti.
  • Ho, sốt: Do tiết nhiều nước dãi nên trẻ sẽ ho và sốt nhẹ, đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường, đưa trẻ đến bác sĩ là giải pháp tốt nhất.
  • Quấy khóc: Vì khá khó chịu nên trẻ sẽ khóc quấy để chứng tỏ mình đang có vấn đề cho cha mẹ biết.
  • Bỏ ăn: Bỏ ăn khiến trẻ yếu đi và sụt cân nhanh chóng. Nếu việc bỏ ăn của trẻ kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để có giải pháp đúng đắn.
  • Khó ngủ: Đặc biệt vào ban đêm, hãy hát ru, xoa lưng hay vỗ nhẹ vào mông bé,…để bé dễ ngủ, tránh tổn hại sức khỏe.

Quá trình mọc răng của trẻ

Từ 5 – 10 tháng: Trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng trên, các bậc làm cha mẹ cần chú ý đến trẻ để răng mọc đều và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Từ 7 – 10 tháng tuổi: Trẻ mọc 4 răng cửa bên, việc tập nhai khi đã có răng cửa xuất hiện đối với các bé không hề đơn giản.

Từ 12 – 16 tháng tuổi: Trẻ mọc răng hàm, giúp trẻ nhai thức ăn dễ dàng hơn. Vì kích thước và cấu tạo răng hàm khác với răng cửa nên khi mọc trẻ rất đau, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là lượng canxi cần thiết; thức ăn chế biến dễ nhai và tiêu hóa, không tác động nhiều vào phần hàm của con.

Từ 14 – 20 tháng: Trẻ mọc 4 răng nanh. Trong giai đoạn này trẻ sẽ hay quấy khóc, khó chịu và tiêu chảy, mức độ tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ khác nhau. Nếu con sốt trên 35 độ thì đến ngay bác sĩ khám và mua thuốc.

Từ 20 – 32 tháng: Trẻ mọc 4 răng hàm tiếp theo. Đây là giai đoạn hoàn thiện răng hàm lần đầu của trẻ. Nếu phát triển theo đúng tiến độ thì răng trẻ sẽ mọc đều, đầy đủ và đến khoảng 6 tuổi thì bắt đầu quá trình thay răng lần 2.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng trên ở mức độ cao hãy tìm đến ngay các bác sĩ để có giải pháp phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc, vì như thế không những giảm bớt những khó chịu ở trẻ mà còn nguy hại cho tính mạng.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bố mẹ cần làm gì khi con mọc răng?

Nếu muốn con được khỏe mạnh và răng phát triển tốt thì bố mẹ cần phải:

  • Cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng lành mạnh phù hợp trong từng giai đoạn, đặc biệt là canxi giúp xương, răng của con mau phát triển, cứng cáp. Đủ lượng canxi thì trí não của con cũng phát triển mạnh mẽ.
  • Cho con uống nước nhiều hơn.
  • Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để hấp thu lượng vitamin D từ tự nhiên.
  • Vệ sinh thật sạch răng miệng cho trẻ.
  • Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu bất thường như sốt, quấy khóc, bỏ ăn kéo dài thì tìm đến ngay với bác sĩ chuyên khoa để khám và cho trẻ dùng thuốc.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan