Nạo phá thai

Mục lục

Nạo phá thai là gì?

Nạo phá thai là sự kết thúc chu kỳ thai nghén bằng cách loại bỏ phôi thai hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến kỳ sinh nở. Phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên do biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. Dù sử dụng biện pháp nào để nạo phá thai thì cũng sẽ để lại di chứng tâm lý với người phụ nữ, chưa kể đến các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.

Tìm hiểu chung

Nạo phá thai là gì?

Nạo phá thai là sự kết thúc chu kỳ thai nghén bằng cách loại bỏ phôi thai hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến kỳ sinh nở. Phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên do biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. Dù sử dụng biện pháp nào để nạo phá thai thì cũng sẽ để lại di chứng tâm lý với người phụ nữ, chưa kể đến các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.

Thuật ngữ phá thai chủ yếu dùng để nhắc tới trường hợp phá thai có chủ đích, với những ca mất thai một cách tự nhiên thường được gọi bằng thuật ngữ sảy thai.


Triệu chứng thường gặp

Nạo phá thai an toàn

Nạo thai là hành động tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dẫn đến nguy cơ gây chảy máu, nhiễm khuẩn, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung. Phụ nữ có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau.

Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, chỉ khi nào trong tình trạng chữa cháy, hay không thể giữ thai lại được thì bạn mới nên nạo, hút hay phá vì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng: sót nhau thai, chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, dính lòng tử cung, vô sinh…

Phá thai an toàn là phương pháp phá thai đạt chuẩn với trang thiết bị trong môi trường đảm bảo, hạn chế tối đa các biến chứng sau này.

  • Phá thai 3 tháng đầu:
    • Phá thai bằng thuốc: dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và Misoprostol để chấm dứt thai nghén.
    • Hút thai: sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai nghén.
  • Phá thai ba tháng giữa bằng phưong pháp nong và gắp: dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén.

Dấu hiệu sau khi phá thai

  • Sau khi phá thai bằng thuốc: Ra máu như hành kinh trong 10 ngày từ khi uống thuốc. Đôi khi bị sốt kèm ớn lạnh;
  • Sau khi hút thai: Ra máu giống một kỳ kinh bình thường và đau bụng do co cơ tử cung;
  • Sau khi phá thai bằng phương pháp nong và gắp: Ra máu và đau bụng do co cơ tử cung trong vài ngày đầu. Nếu các dấu hiệu trên nặng lên thì cần liên hệ với bác sĩ.

Biến chứng có thể gặp khi nạo phá thai

Phá thai luôn không an toàn, có thể ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe sinh sản về sau. Các chị em nên lưu ý biến chứng để kịp thời chữa trị:

  • Xuất huyết, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thủng tử cung.
  • Rách cổ tử cung.
  • Sót nhau gây rong huyết, không thể co cổ tử cung.
  • Nhiễm trùng khi kỹ thuật vô trùng không cẩn thận, gây sốt, tử cung đau…
  • Tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung.
  • Dễ bị sảy thai, vô sinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có thai ngoài ý muốn nhưng không đủ điều kiện về sức khỏe, tâm lý và kinh tế để sinh con hay thai nhi bị dị tật bẩm sinh thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Đồng thời bạn sẽ được giúp đỡ các kiến thức phá thai an toàn cũng như là hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau khi phá thai.


Điều trị hiệu quả

Các xét nghiệm cần thiết trước khi nạo phá thai

Trước khi quyết định phá thai phụ nữ nên đến các phòng khám chuyên sản phụ khoa uy tín để làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm kiểm tra thai sớm (hCG).
  • Siêu âm kiểm tra xác định thai: Xác định kích thước, vị trí và tuổi thai.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Để có biện pháp xử lý thích hợp với từng tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo và ngược dòng lên các cơ quan sinh sản khác.
  • Xét nghiệm máu: Giúp ngăn chặn những bất thường ở trong máu trước khi tiến hành nạo phá thai.
  • Khám phụ khoa để điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm.

Quy trình nạo phá thai

Nếu thai phụ đáp ứng được các tiêu chí sức khỏe, các bước nạo phá thai sẽ diễn ra như sau:

  • Khám tổng quát sức khỏe của thai phụ.
  • Xác định tuổi thai, kích thước và vị trí thai.
  • Bác sĩ tiêm thuốc tê cho thai phụ.
  • Bác sĩ dùng dụng cụ y tế nong rộng cổ tử cung của thai phụ và đưa một que nhỏ làm bằng kim loại qua cổ tử cung vào tử cung để gắp thai nhi ra ngoài.
  • Bác sĩ dùng một dụng cụ y tế để nạo, vét sạch thành tử cung.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những lưu ý sau khi nạo phá thai

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng.
  • Ăn uống đủ chất, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều thịt: gà, lợn, bò…
  • Hạn chế đồ tanh hoặc đồ cay nóng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nếu không ngủ ngon, hãy cố gắng thư giãn như trò chuyện với bạn bè và người thân, tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng như đi bộ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng.
  • Giữ tinh thần tốt, không nên quá lo âu, căng thẳng.

Những phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng các biện pháp phòng tránh nếu chưa muốn có con.
  • Khám tiền sản trước khi muốn có con để phòng tránh các bệnh, dị tật cho con dẫn đến phải nạo phá thai ngoài ý muốn.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan