Nhiễm giun lươn

Mục lục

Nhiễm giun lươn là gì?

Nhiễm giun lươn là một loại bệnh kí sinh trùng do loại giun có tên khoa học là Strongyloides stercoralis gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua da và niêm mạc và có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh nhiễm giun lươn phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém.

Tìm hiểu chung

Nhiễm giun lươn là bệnh gì?

Nhiễm giun lươn là một loại bệnh kí sinh trùng do loại giun có tên khoa học là Strongyloides stercoralis gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua da và niêm mạc và có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh nhiễm giun lươn phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun lươn

Nhiễm giun lươn thường không có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp:

Khi nhiễm giun lươn ở đường ruột:

  • Đau bụng âm ỉ, có khi thành cơn;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Nổi mề đay ở vùng mông và thắt lưng;
  • Tiêu chảy có thể xen kẽ với táo bón;
  • Trong các trường hợp nặng, phân có thể lẫn chất nhầy và máu.

Khi nhiễm giun lươn ở phổi:

  • Ho khan, ngứa họng, khò khè;
  • Ho có thể kèm đờm hoặc máu;
  • Sốt nhẹ;
  • Khó thở;
  • Thường kèm theo viêm phế quản phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi và áp xe phổi có thể tiến triển;

Ngoài ra, giun lươn còn có thể xuất hiện dưới da, tạo nên các vết ngoằn ngoèo trên da.

Biến chứng có thể gặp khi bị nhiễm giun lươn

Giun lươn có khả năng sống rất lâu trong cơ thể người, từ đó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan mà chúng di chuyển qua và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh như: gây tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng kể trên thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun lươn

Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới các phế nang và đi lên cổ họng. Tại đây, các ấu trùng được nuốt lại vào trong, đi đến vùng tá tràng và phần trên hồi tràng, phát triển thành giai đoạn trưởng thành.

Trong giai đoạn này, giun cái sẽ để trứng, các ấu trùng con sau khi nở ra sẽ di chuyển vào ruột và theo phân ra ngoài. Ở môi trường bên ngoài, một số ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành, ăn vi khuẩn, các chất hữu cơ trong đất, giao hợp, đẻ trứng tạo thế hệ mới.

Thời gian sống của giun trưởng thành có thể kéo dài lên đến 5 năm.

Ở những người bị nhiễm giun nặng thường là do đã bị suy giảm hệ miễn dịch tế bào.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nhiễm giun lươn?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun lươn, nhưng trẻ em thường dễ gặp nhất. Trẻ nhỏ dễ mắc phải do chưa có kiến thức về vấn đề vệ sinh cá nhân và thường cầm nắm những vật không vệ sinh, chơi đùa ở khu vực có ấu trùng giun.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun lươn, bao gồm:

  • Trẻ em có nguy cơ nhiễm giun lươn hơn người lớn, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn.
  • Điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển ở ngoại cảnh là khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, giun lươn cũng có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc lạnh.
  • Xử lý phân, nước thải, rác không đúng quy trình.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm giun lươn

Dựa vào các triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm tìm ấu trùng giun lươn trong phân, dịch tá tràng hoặc chụp X-quang để tìm ra các vùng bị viêm hoặc để phát hiện giun lươn.

Đồng thời, ấu trùng có thể còn được phát hiện trong đàm của những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa hoặc thông qua chẩn đoán huyết thanh Elisa.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm giun lươn hiệu quả

Bệnh nhiễm giun lươn sẽ được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa. Loại bỏ giun bằng các thuốc chống giun như ivermectin hoặc albendazole.

Nếu có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa, bệnh nhân cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun lươn

  • Bạn nên hoàn toàn cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Do việc điều trị bệnh nhiễm giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao nên cần có sự phòng bệnh để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:

  • Xử lý phân đúng quy trình.
  • Nên vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun lươn cần phải điều trị ngay.
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan