Polyp mũi

Mục lục

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một dạng bệnh tai mũi họng, đây là khối u có cuống mềm ở niêm mạc, bệnh không gây đau nhưng thường kèm theo các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm xoang hoặc rối loạn miễn dịch định kỳ… Triệu chứng không rõ khi khối polyp nhỏ, khối polyp sẽ gây ra các triệu chứng rõ rệt như tắc nghẽn đường thở, gây viêm mũi, viêm xoang tái đi tái lại khi phát triển nên cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Tìm hiểu chung

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một dạng bệnh tai mũi họng, đây là khối u có cuống mềm ở niêm mạc, bệnh không gây đau nhưng thường kèm theo các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm xoang hoặc rối loạn miễn dịch định kỳ… Triệu chứng không rõ khi khối polyp nhỏ, khối polyp sẽ gây ra các triệu chứng rõ rệt như tắc nghẽn đường thở, gây viêm mũi, viêm xoang tái đi tái lại khi phát triển nên cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Hình dạng polyp mũi có hình giọt nước, phổ biến ở người lớn, nhất là người có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm xoang và dị ứng thường xuyên.

Trẻ em bị xơ nang thường phát triển polyp mũi.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp mũi

Polyp mũi có những triệu chứng liên quan đến viêm mãn tính của niêm mạc mũi và xoang sau đây:

  • Mũi chảy nước;
  • Nghẹt mũi kéo dài, thường xuyên;
  • Giảm hoặc không có cảm giác về mùi, mất vị giác;
  • Có cảm giác mặt đau, đau đầu, ngứa quanh mắt;
  • Hay ngáy khi ngủ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp các triệu chứng trên và có xuất hiện các vấn đề bất thường như:

  • Khó thở nghiêm trọng.
  • Triệu chứng xấu đi.
  • Thị giác, thị lực và những vấn đề về mắt yếu đi bất thường, sưng vùng quanh mắt.
  • Đau đầu, sốt cao.

Hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị và chăm sóc kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến polyp mũi

Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên có một số lưu ý sau: Polyp mũi có thể hình thành khi các màng nhầy của đường mũi và xoang bị viêm kinh niên, mũi có triệu chứng viêm nhiễm kéo dài.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị polyp mũi?

Polyp mũi có thể xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc trong quá trình trưởng thành, có thể tác động đến nhiều đối tượng nhất là nữ giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị polyp mũi, bao gồm:

  • Bệnh hen suyễn.
  • Nhạy cảm aspirin.
  • Xơ nang.
  • Nấm dị ứng viêm xoang.
  • Yếu tố di truyền.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán polyp mũi

  • Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, tổng thể kiểm tra mũi.
  • Xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm: Nội soi mũi, chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Hình ảnh từ nội soi và chụp cắt lớp giúp bác sĩ thấy các vật cản có thể có trong khoang mũi.
  • Xét nghiệm dị ứng để xác định dị ứng và tình trạng bệnh.
  • Thử nghiệm xơ nang thông qua yếu tố di truyền biết được các yếu tố di truyền.

Phương pháp điều trị polyp mũi hiệu quả

Mục tiêu của điều trị chủ yếu là giảm kích thước khối u hoặc loại bỏ khối u, đồng thời điều trị các triệu chứng như dị ứng, có thể góp phần vào việc hạn chế tình trạng viêm mạn tính ở đường mũi và xoang.

Thuốc thường dùng trong điều trị polyp mũi:

  • Corticosteroid mũi: Bác sĩ có thể cho sử dụng xịt mũi corticosteroid để giảm viêm. Điều trị này có thể thu nhỏ các khối u hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
  • Corticosteroid khác: Nếu corticosteroid mũi không hiệu quả, bác sĩ có thể kê một corticosteroid dạng uống hoặc dạng tiêm đơn lẻ hoặc kết hợp với một thuốc xịt mũi. Bởi vì corticosteroid uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thường dùng chúng trong một thời gian ngắn để trị các loại polyp lớn và nghiêm trọng.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng; kháng sinh điều trị nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát.

Cách điều trị hiện nay là sử dụng thuốc. Nhưng phẫu thuật có thể được tiến hành nếu thuốc không hiệu quả. Polyp khi đã loại bỏ vẫn có thể tái phát.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp mũi

Những phương pháp phòng bệnh hiệu quả:

  • Điều trị và quản lý bệnh dị ứng và hen suyễn.
  • Thực hiện các chỉ  định điều trị của bác sĩ để quản lý hiệu quả bệnh suyễn và dị ứng.
  • Hạn chế và tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu.
  • Tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến xoang như dị ứng, ô nhiễm, hóa chất.
  • Vệ sinh mũi đúng cách, thường xuyên; vệ sinh tay trước khi rửa mũi.
  • Tạo độ ẩm cho nhà để giúp dòng chảy của chất nhầy trong xoang mũi dễ dàng; ngăn ngừa tắt nghẽn, viêm.
  • Sử dụng bình xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan