Răng thừa
Mục lục
Răng thừa là gì?
Tìm hiểu chung
Răng thừa là gì?
Mọc thừa răng là tình trạng số lượng răng vượt mức tiêu chuẩn ở một người bình thường. Ở một người bình thường số răng sữa là 20 chiếc, răng vĩnh viễn là 32 chiếc.
Tình trạng mọc thừa răng ảnh hưởng đến hoạt động của cả hàm răng, có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Răng mọc thừa phổ biến nhất là răng cửa hàm trên, kế đến là răng hàm.
Răng thừa thường mọc ở phía trước hoặc phía sau hàm, đặc biệt là hàm trên.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của răng thừa
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mọc thừa răng đó là đau nhức và sốt, tùy thể trạng của mỗi bệnh nhân mà các triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ.
Mọc thừa răng được chia làm bốn nhóm dựa trên tiêu chí vị trí và hình dáng, gồm:
- Dạng củ: Thường mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên, thường có nhiều hơn hai chỗ lồi lõm. Dạng này là trường hợp khá hiếm và thường mọc theo số chẵn.
- Dạng hình nón: Thường mọc ở hàm trên vị trí răng cửa.
- Dạng răng phụ: Thường mọc kế bên răng cửa hoặc mọc phía sau răng cửa.
- Dạng u răng: Đây là một trường hợp khá bất thường, được các bác sĩ miêu tả như khối u hoặc cục máu tụ. Dạng u răng có liên quan trực tiếp đến khoảng cách của biểu mô và trung mô đến vị trí hình thành men răng và ngà răng. U răng gây nên sự cản trở phát triển của khu vực răng kế bên.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi thấy các dấu hiệu triệu chứng nào bất thường xảy ra phải đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị bằng các giải pháp phù hợp.
Cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi ngay bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến răng thừa
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường là hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Nếu như chỉ mọc thừa một chiếc răng thì khá phổ biến, nhưng mọc thừa nhiều chiếc răng lại là những trường hợp hiếm gặp khi người này không mắc bất kì bệnh lý hay hội chứng liên quan đến răng miệng.
Có nhiều trường hợp những chiếc răng thừa này không hề nhú lên nhưng gây cản trở sự phát triển của những chiếc răng lân cận, khiến mắc các vấn đề về răng nướu, sai cấu trúc răng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc răng thừa?
- Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh này gấp 2 lần nữ giới.
- Thường xuất hiện bệnh này ở những người không có bệnh hay hội chứng liên quan.
- Những người mắc hội chứng Gardner, sứt môi, rối loạn phát triển xương đòn ở sọ: có khả năng mắc bệnh này. Tỷ lệ mọc thừa răng ở trẻ bị sứt môi là 22,2%, ở người loạn phát xương đòn sọ dao động khoảng 22%.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc răng thừa, bao gồm:
- Nếu cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh mọc thừa răng thì nguy cơ đứa con cũng mắc bệnh này rất cao.
- Một số nhà nghiên cứu khoa học cho rằng môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh mọc thừa răng, đặc biệt mọc thừa rất nhiều răng.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán răng thừa
Các bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, điều tra tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng; từ các kết quả có được các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp.
Không chỉ vậy, các bác sĩ còn kiểm tra khớp hàm để xem có điều gì bất thường hay không, có là nguyên nhân dẫn đến mọc thừa răng hay không, xác định vị trí chính xác những chiếc răng thừa.
Gần đây, chụp cắt lớp vi tính được xem là phương pháp xét nghiệm để phát hiện răng thừa hữu hiệu nhất.
Phương pháp điều trị răng thừa hiệu quả
Trường hợp được chỉ định phải loại bỏ răng thừa:
- Răng cửa trung tâm mọc chậm hoặc không mọc được hoặc bị lệch.
- Đang điều trị răng hàm gần răng mọc thừa.
- Răng thừa gây tổn hại xương ổ răng thứ cấy ghép của bệnh nhân hở hàm ếch.
- Răng thừa tự mọc lên, gây mất vẻ thẩm mỹ, đặc biệt là răng thừa mọc ngoài hàm.
Trường hợp được chỉ định giám sát nhưng không loại bỏ răng thừa
- Việc nhổ bỏ răng thừa gây tổn hại các răng cận kề.
- Các răng thừa không gây tổn hại nào cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
- Không mắc bệnh lý nào liên quan.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh để ngăn ngừa các bệnh về răng nói riêng, cái bệnh lý khác nói chung.
Kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm rõ sức khỏe răng miệng của bản thân.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.