Tràn dịch màng phổi

Mục lục

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch (có thể là máu, dịch hoặc khí) trong phổi, khoang trống giữa phổi và lồng ngực vượt quá mức cho phép của khoang phổi, từ đó tạo áp lực lên phổi khiến bạn khó thở và gây nên những biến đổi lâm sàng khác.

Tìm hiểu chung

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch (có thể là máu, dịch hoặc khí) trong phổi, khoang trống giữa phổi và lồng ngực vượt quá mức cho phép của khoang phổi, từ đó tạo áp lực lên phổi khiến bạn khó thở và gây nên những biến đổi lâm sàng khác.

Không khó khăn trong việc chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi, nhưng chẩn đoán nguyên nhân mới là điều quan trọng vì quyết định tới hướng điều trị.

Phân loại theo tính chất của dịch màng phổi:

  • Dịch thấm: trong vắt không màu, phản ứng Rivalta (-) tính, Protein <30g/lít. Thường gặp trong suy tim, xơ gan, viêm cầu thận mạn tính, hội chứng thận hư…
  • Dịch tiết: bao gồm dịch màu vàng chanh, máu, huyết thanh máu, mủ, màu sôcôla… phản ứng Rivalta (+) tính, Protein ≥30g/lít. Gặp trong tràn dịch màng phổi do lao, do vi khuẩn, virus, ung thư, amip, sán lá phổi, bệnh hệ thống…

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch màng phổi

Khó thở, nhất là khó thở khi nằm là triệu chứng điển hình nhất của tràn dịch màng phổi. Ngoài ra có một số triệu chứng khác như:

  • Ho khan;
  • Sốt;
  • Tức ngực.

Biến chứng có thể gặp khi bị tràn dịch màng phổi

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tràn dịch màng phổi có thể gây ra những biến chứng sau đây:

  • Vỡ vào phổi, phế quản gây áp-xe phổi – khái mủ.
  • Rò ra thành ngực.
  • Tràn khí thứ phát hay phối hợp.
  • Tràn dịch màng ngoài tim.
  • Nhiễm trùng huyết.

Nếu điều trị không đúng hay điều trị trễ thì sẽ tồn tại ổ mủ cặn trong màng phổi làm nhiễm trùng kéo dài, gây xẹp phổi, suy hô hấp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng phổi

Bình thường trong phổi cũng có một lượng nhỏ dịch sinh lý bình thường giúp phổi hoạt động dễ dàng, nhịp nhàng, trơn tru hơn. Nhưng vì lý do nào đó khiến màng phổi có quá nhiều dịch sẽ tăng áp lực lên phổi và có thể gây nên tràn dịch màng phổi.

Các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi bao gồm:

  • Dịch thấm
  • Suy tim xung huyết.
  • Hội chứng thận hư
  • Xơ gan.
  • Hội chứng Meigs.
  • Thận ứ nước (Hydronephrosis).
  • Thẩm phân phúc mạc.
  • Tắc tĩnh mạch chủ trên.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Ung thư biểu mô.
  • Ung thư hệ bạch huyết.
  • Lupus và các bệnh tự miễn khác.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi là bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tràn dịch màng phổi

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua:

  • Khám lâm sàng, điều tra bệnh sử.
  • Nghe phổi với ống nghe hoặc gõ ngực.
  • Xét nghiệm phân tích dịch màng phổi hoặc chọc dò dịch màng phổi: cho biết chất lỏng tích tụ là do nhiễm trùng hay do một số tình trạng khác; đồng thời được dùng để tìm các tế bào ung thư và đo nồng độ protein.
  • Chụp X-quang ngực để biết mức độ chất lỏng tích tụ trong phổi.

Phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi hiệu quả

Mục tiêu của việc điều trị là loại bỏ nguyên nhân cơ bản và giảm triệu chứng khó thở cho bệnh nhân. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có phương án điều trị khác nhau, bao gồm:

  • Dùng kháng sinh: Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc lợi tiểu (furosemide): Để giảm dần lượng dịch ứ đọng trong màng phổi.
  • Hút dịch màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi để giảm sự tích tụ dịch trong màng phổi. Bao gồm một số cách như:
    • Dùng một chất lỏng đặc biệt tiêm vào khu vực màng phổi, gây tình trạng viêm nhỏ. Cách này giúp ngăn chặn chất lỏng tái tích tụ gây tràn dịch.
    • Đặt ống dẫn lưu cố định tại chỗ để chất lỏng thoát ra ngoài liên tục.
    • Phẫu thuật chèn một ống dẫn lưu nội bộ cho phép chất lỏng thoát ra từ ngực vào khoang bụng.
    • Phẫu thuật loại bỏ các màng phổi. Đôi khi được sử dụng ở những người bị tràn dịch do ung thư khi các điều trị khác đã không hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không khó tuy nhiên tìm ra nguyên nhân và diễn tiến điều trị lại phức tạp, có nhiều biến chứng và di chứng. Các tác nhân gây bệnh thường từ đường hô hấp, do đó phải phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, ở phế quản phổi, nhất là các bệnh nhân có cơ địa xấu, mắc bệnh mạn tính…

Phải điều trị sớm, mạnh, đầy đủ và theo dõi sát các bệnh nhân viêm màng phổi để có hướng giải quyết tốt, đề phòng biến chứng.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan