U xơ tử cung

Mục lục

U xơ tử cung là gì?

U xơ được hình thành từ một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối đàn hồi và vững chắc ở tử cung. U xơ hay cơ trơn là những khối u lành tính khá phổ biến ở trong hoặc trên thành tử cung của người phụ nữ.

Tìm hiểu chung

U xơ tử cung là gì?

U xơ được hình thành từ một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối đàn hồi và vững chắc ở tử cung. U xơ hay cơ trơn là những khối u lành tính khá phổ biến ở trong hoặc trên thành tử cung của người phụ nữ. Từ một khối ban đầu chúng có thể phát triển thành nhiều khối u xơ có kích thước từ 1mm đến 20mm, được chia thành 4 loại nhỏ để phân biệt:

  • U xơ trong vách: Chúng phát triển từ thành tử cung, làm cho tử cung to lên.
  • U xơ có cuống: Loại này chúng tách biệt với tử cung, chỉ còn dính lại bởi một cuống nhỏ.
  • U xơ dưới thanh mạc: Phát triển từ tử cung và hướng ra bên ngoài.
  • U xơ dưới niêm mạc: Chúng phát triển trong niêm mạc tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng mang thai của người phụ nữ.

Khối u nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng gì nhưng khối u lớn sẽ gây mất nhiều máu trong chu kỳ nguyệt san, gây áp lực lớn lên bàng quang, khiến bụng phình to như đang mang thai.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u xơ tử cung

Thông thường bệnh u xơ tử cung không có dấu hiệu, triệu chứng nào rõ rệt, nếu có cũng tùy thuộc vào vị trí và kích cỡ khối u. Các dấu hiệu, triệu chứng thường thấy nhiều nhất là:

  • Bụng to, luôn cảm giác đầy hơi, bị táo bón;
  • Đau dữ dội vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục;
  • Rong kinh hoặc cường kinh (ra nhiều máu).

Trong lúc mang thai mà mắc bệnh này thì thai phụ sẽ gặp một số biến chứng: bong nhau thai khiến bào thai thiếu máu nuôi, dịch chuyển vị trí bào thai khiến thai phụ sinh khó. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung trong quá trình mang thai vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên khối u xơ lại đặc biệt phát triển nhanh trong giai đoạn này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Đau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu kéo dài.
  • Ngoài kì kinh mà bị rỉ máu, chảy máu.
  • Rong kinh hoặc thống kinh.
  • Đi tiểu khó.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung

Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng chưa bao giờ tìm thấy u xơ tử cung ở nữ giới trước tuổi sinh sản, rất ít gặp ở người đã mãn kinh, thường thấy nhất ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố kết hợp với nhau lại gây ra bệnh u xơ tử cung:

  • Thay đổi di truyền: U xơ xuất hiện ở những gia đình trẻ sinh đôi cùng trứng có tỉ lệ cao hơn trẻ sinh đôi khác trứng.
  • Progesterone và estrogen: Đây là hai hormone kích thích nội mạc tử cung phát triển trong mỗi chu kỳ kinh chuẩn bị cho quá trình mang thai, đã góp phần phát triển u xơ trong tử cung. Theo nghiên cứu cho thấy, khối u xơ tử cung chứa lượng estrogen và progesterone cao hơn tế bào cơ tử cung bình thường.
  • Yếu tố khác chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc u xơ tử cung?

Nữ giới trong độ tuổi mang thai là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung, bao gồm:

  • Chế độ ăn mất cân bằng với nhiều thịt đỏ, ít trái cây tươi, rau củ.
  • Nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh này.
  • Sử dụng ma túy, uống nhiều rượu, bia hoặc bệnh lý khiến estrogen cao bất thường.
  • Phụ nữ da đen: bệnh xảy ra ở lứa tuổi khá trẻ, có nhiều khối u xơ hoặc u xơ đặc biệt lớn.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u xơ tử cung

Ngoài việc khám lâm sàng, các bác sĩ còn cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp X-quang, CT hoặc chụp MRI để có đầy đủ thông tin chi tiết về tình trạng bệnh, từ đó mới đưa ra các chẩn đoán chuẩn xác nhất, đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Siêu âm: Ghi nhận hình ảnh của tử cung nhằm định vị cũng như đo kích thước u xơ.
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm công thức máu (CBC) để xem bạn thiếu máu do mất máu mạn tính hay không và các xét nghiệm máu khác để loại trừ rối loạn đông máu hoặc bệnh lý tuyến giáp.
  • Cộng hưởng từ (MRI): Có thể cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Siêu âm tử cung: Còn được gọi là siêu âm bơm nước muối, sử dụng nước muối vô trùng để làm rộng buồng tử cung ra, giúp việc ghi hình buồng tử cung và nội mạc tử cung dễ dàng hơn. Xét nghiệm này hữu ích trong trường hợp bạn bị rong kinh nặng nhưng lại có kết quả bình thường trên siêu âm truyền thống.
  • Chụp X-quang nuốt bari tử cung vòi trứng: Giúp phát hiện u xơ và xem coi vòi trứng có bị tắc hay không.  Nếu bạn lo ngại về vấn đề vô sinh, bác sĩ có thể không thực hiện xét nghiệm này.
  • Soi buồng tử cung: Cho phép quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng.

Phương pháp điều trị u xơ tử cung hiệu quả

Đa số u xơ tử cung không cần điều trị mà chỉ theo dõi để đảm bảo chúng không phát triển vượt mức. Các bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng nội tiết tố. Nếu bệnh không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ khối u nếu bệnh nhân vẫn muốn có con.

  • Phương pháp ly giải cơ hoặc ly giải cơ đông lạnh cũng có thể được áp dụng.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung bằng sóng âm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u xơ tử cung

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
  • Tăng cường vận động, có chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh.
  • Báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan