Ung thư phế quản

Mục lục

Ung thư phế quản là gì?

Tình trạng bệnh ung thư hình thành ở phế quản, khí quản và các tuyến nước bọt được gọi chung là ung thư phế quản. Đây là một loại bệnh ung thư hiếm, có khả năng lan đến các bộ phận khác của cơ thể nhưng đây lại là bệnh phát triển khá chậm và có khả năng điều trị được.

Tìm hiểu chung

Ung thư phế quản là gì?

Tình trạng bệnh ung thư hình thành ở phế quản, khí quản và các tuyến nước bọt được gọi chung là ung thư phế quản. Đây là một loại bệnh ung thư hiếm, có khả năng lan đến các bộ phận khác của cơ thể nhưng đây lại là bệnh phát triển khá chậm và có khả năng điều trị được.

Ung thư phế quản được chia làm ba nhóm:

  • Ung thư biểu mô dạng nhầy – biểu bì: Nhóm này thường xuất hiện ở các tuyến nước bọt, gây ảnh hưởng đến tuyến mang tai ở phía trước của tai.
  • Ung thư biểu mô dạng nang tuyến: Xuất hiện ở các tuyến nước bọt trong miệng và họng, dạng này ảnh hưởng đến tuyến lệ, tuyến mồ hôi, khí quản, tử cung, âm hộ hoặc vú của nữ giới.
  • Các khối u carcinoid: Gây ảnh hưởng đến tế bào sản xuất hormone và các tế bào thần kinh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phế quản 

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư phế quản phụ thuộc trực tiếp vào vị trí khối u nằm ở trung tâm hay vùng ngoài hệ hô hấp.

Nếu khối u nằm ở vùng ngoài hệ hô hấp thì không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào rõ ràng.

Nếu khối u nằm ở trung tâm thì có thể xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Ho ra máu: Nguyên nhân khiến ho ra máu vì loét niêm mạc đường hô hấp phía trên khối u. Ho ra máu là dấu hiệu nguy hiểm của một bệnh đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ là ung thư phế quản và còn xuất hiện ở các bệnh về hệ hô hấp khác.
  • Khó thở: Do khí quản hoặc phế quản lớn bị tắc nghẽn một phần.
  • Thở rít: Âm thanh kì lạ khi khí đi qua một đoạn của đường hô hấp, dường như nó hẹp hơn bình thường, triệu chứng này cũng sẽ xuất hiện ở bệnh nhân ung thư khí quản hoặc phế quản lớn.
  • Thở khò khè: Âm thanh của luồng khí đi qua đường hô hấp một cách khó khăn vì lúc này đường hô hấp rất hẹp, triệu chứng xảy ra ở trường hợp đường dẫn khí bị tắc nằm xa hơn phế quản.
  • Khạc đàm, ho, sốt: Do toàn bộ phế quản bị tắc nghẽn, suy giảm chức năng trầm trọng, nhiễm trùng và phá hủy các mô phổi ở phía bên kia chỗ tắc nghẽn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng gì bất thường thì phải đến ngay bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm, trên cơ sở các kết quả thu được các bác sĩ mới đưa ra được các chẩn đoán chuẩn nhất và giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của từng bệnh nhân.

Chỉ khi phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng cứu sống bệnh nhân mới cao; thờ ơ với bản thân sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn, việc chữa trị cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phế quản 

Chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phế quản. Tuy nhiên theo nhận định của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tế bào học thì gen có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh này, sự đột biến của nhiễm sắc thể đã gây ra bệnh này.

Ngoài ra, những người mắc bệnh di truyền còn được gọi là tân sinh nội tiết loại 1 (MEN) có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn những người bình thường. Người có tiền sử xạ trị vùng đầu cổ có nguy cơ mắc ung thư biểu mô dạng nhầy – biểu bì.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc ung thư phế quản ?

Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên số người mắc bệnh này là nam giới trưởng thành chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh nhân ung thư phế quản.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phế quản

Có rất nhiều yếu tố càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá dù chủ động hay bị động: Nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản tỉ lệ thuận với số lượng thuốc lá được hút mỗi ngày và số năm hút thuốc lá, dù ở độ tuổi nào thì việc hút thuốc lá là con đường ngắn đi đến bệnh ung thư về đường hô hấp. Trường hợp bạn không hút thuốc nhưng sống và làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc thì nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao, thậm chí cao hơn người hút thuốc chủ động.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư phế quản thì khả năng khá cao thế hệ tiếp nối cũng mắc bệnh này.
  • Tiếp xúc với amiăng và các hợp chất có khả năng gây ung thư: Nguy cơ ung thư phế quản cao như tiếp xúc với amiăng, crom, niken và asen; quá trình ung thư phát triển càng nhanh nếu người đó hút thuốc lá.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư phế quản 

Đầu tiên các bác sĩ sẽ điều tra bệnh sử và khám tổng quát, sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI hoặc sinh thiết tế bào mô để tìm nguyên nhân gây bệnh, quá trình phát bệnh và tình trạng bệnh hiện tại.

Trên cơ sở các kết quả thu được, các bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán và giải pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị ung thư phế quản  hiệu quả

  • Phẫu thuật  loại bỏ khối u và một số các mô xung quanh nó để ngăn chặn tình trạng lan rộng. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất.
  • Phương pháp xạ trị hoặc hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại mà phẫu thuật chưa làm được.
  • Liệu pháp miễn dịch: Dùng thuốc tiêm vào cơ thể kích thích tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
  • Điều trị nhắm trúng đích: Tiêu diệt các tế bào ung thư gốc để ngăn ung thư nhân rộng, phát triển.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư phế quản 

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tăng cường vận động cơ thể.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Có chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh.
  • Tránh xa các chất hóa học có khả năng gây bệnh.

 

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan