Ung thư phổi

Mục lục

Ung thư phổi là gì?

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh vô cùng phổ biến và có nguy cơ tăng cao đột biến nhanh chóng, theo thống kê thì số ca mắc bệnh ung thư phổi bằng số ca ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư trực tràng và ung thư vú cộng lại.

Tìm hiểu chung

Ung thư phổi là gì?

Tình trạng xuất hiện khối u ác tính, được mô tả như sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi được gọi là ung thư phổi.

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh vô cùng phổ biến và có nguy cơ tăng cao đột biến nhanh chóng, theo thống kê thì số ca mắc bệnh ung thư phổi bằng số ca ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư trực tràng và ung thư vú cộng lại.

Bệnh ung thư phổi được chia làm hai nhóm:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chủ yếu là những người nghiện hút thuốc lá.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Bao gồm các loại ung thư như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến và ung thư tế bào lớn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi

Vào giai đoạn đầu thường không có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào, thường vào giai đoạn muộn của bệnh mới có những dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Các dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u ác tính, các triệu chứng phổ biến, đó là:

  • Ho: chiếm hơn 70% số ca mắc bệnh đều có triệu chứng này, ho ra máu và rất khó thở;
  • Lồng ngực đau dữ dội;
  • Xuất hiện tình trạng viêm phổi hoặc viêm phổi tái diễn;
  • Khàn tiếng lâu ngày;
  • Xuất hiện các cơn đau vai, cánh tay có thể thể dị ứng da.

Ở một số bệnh nhân ung thư phổi còn có những dấu hiệu, triệu chứng khác nữa nhưng do không phổ biến nên không được đề cập.

Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư phổi

Ngoài các cơn đau, ho ra máu, chứng khó thở còn xuất hiện biến chứng tràn dịch màng phổi và các tế bào ung thư nhanh chóng di căn khắp cơ thể, chẳng hạn như: não, xương, gan, thận,… Một khi bệnh đã di căn thì khả năng điều trị lại càng thấp, chỉ có thể làm giảm các triệu chứng trong thời gian nhất định.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy bất kì bất thường gì xảy ra hay các dấu hiệu, triệu chứng trên thì hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không thờ ơ với bản thân vì có thể đến khi phát hiện bệnh thì tình trạng bệnh đã nặng và khó điều trị.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

  • Hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì có hơn 90% số ca mắc bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá, trong đó có hơn 4% người hút thuốc lá thụ động (sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá). Trung bình mỗi ngày bệnh nhân đó đã hút hơn 10 điếu, trong hơn 5 năm liền.
  • Tiếp xúc với silic: có thể là trong khói bụi tại các khu công nghiệp hoặc các hợp chất hóa học công nghiệp, bệnh tiến triển cực nhanh nếu những người này có hút thuốc lá. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với niken, crom, khí than cũng là nguyên nhân gây bệnh này.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ, các chất phóng xạ hoặc hít phải các chất khí radon.
  • Ô nhiễm môi trường không khí.
  • Do gen di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc ung thư phổi?

Bệnh ung thư phổi có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng lứa tuổi hay giới tính nào, nhưng chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là những người nghiện hút thuốc lá.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, bao gồm:

  • Nghiện hút thuốc lá.
  • Hút thuốc lá thụ động: Số khói thuốc lá thải ra môi trường ngoài đến 80% nên những người dù không hút thuốc thì tỉ lệ mắc bệnh vẫn rất cao.
  • Tiếp xúc với khí radon.
  • Tiếp xúc với chất gây bệnh như amiăng hoặc các chất độc khác.
  • Tiền sử nhân thân: trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì khả năng thế hệ sau mắc bệnh này rất cao.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư phổi

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, hỏi bệnh sử và khám tổng quát cho bệnh nhân.

Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết biểu mô phổi, chụp X quang, CT, MRI, hoặc chụp PET mục đích nhằm biết được tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, hình ảnh bên trong của phổi lúc này, và đặc biệt là kích thước và vị trí khối u ác tính.

Trên cơ sở các kết quả thu được thì các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chuẩn nhất, giải pháp điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Theo nhận định của các chuyên gia thì khi phẫu thuật bỏ toàn bộ khối u thì bệnh nhân có cơ hội sống thêm một thời gian dài nữa, nhưng với điều kiện tuân theo mọi hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ.
  • Xạ trị: Phương pháp này dùng chùm tia xạ năng lượng cao để giết chết tế bào ung thư còn sót lại, và thường được áp dụng sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Hóa trị: Có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân hoặc dạng thuốc viên để uống.
  • Điều trị hỗ trợ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư phổi

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động cơ thể.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

 

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan