Ung thư tuyến thượng thận

Mục lục

Ung thư tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, có vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là dạng u ác tính phát sinh tại tuyến thượng thận, được chia thành hai loại là ung thư vỏ thượng thận và u tủy thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u nhỏ nhất là 1cm, và u to có thể đạt 10 – 30cm.

Tìm hiểu chung

Ung thư tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, có vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là dạng u ác tính phát sinh tại tuyến thượng thận, được chia thành hai loại là ung thư vỏ thượng thận và u tủy thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u nhỏ nhất là 1cm, và u to có thể đạt 10 – 30cm.

Tuyến thượng thận bị teo nhỏ hoặc phá hủy dẫn tới thiếu cholesterol và aldosterone, nên bệnh nhân ung thư tuyến thượng thận còn có biểu hiện giảm ham muốn tình dục, rối loạn sản xuất tinh trùng, hoặc không có tinh trùng, dẫn tới vô sinh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến thượng thận

Một số người bị u tuyến thượng thận mà không có biểu hiện gì khác lạ, chỉ phát hiện bệnh khi bác sĩ làm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh vì các lý do khác.

Ung thư tuyến thượng thận có thể gây ra triệu chứng bao gồm:

  • Tăng huyết áp, yếu cơ hoặc liệt, dị cảm, tiểu nhiều, tiểu đêm, khát nước.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Giọng trầm và tăng phát triển lông và tóc, thường là ở mặt (ở phụ nữ).
  • Chức năng sinh dục giảm.

Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng, hoặc đau một bên lưng hoặc vùng lưng dưới.
  • Sút cân hoặc giảm cảm giác ngon miệng.

Các triệu chứng trên cũng có thể là biểu hiện của các bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến thượng thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có những triệu chứng kể trên thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Ở giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao hơn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến thượng thận

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do chính xác tại sao điều này xảy ra. Tuy nhiên tất cả các loại ung thư bắt đầu với một sự thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi trong ADN làm cho sự tái tạo các tế bào không kiểm soát được, tạo ra một sự tăng trưởng của mô gọi là bướu (khối u).


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến thượng thận?

Những người có rối loạn di truyền hiếm gặp có nguy cơ mắc bệnh u tuyến thượng thận hoặc bệnh tuyến tụy, và các khối u có liên quan đến những rối loạn này có nhiều khả năng bị ung thư hơn. Những rối loạn di truyền này bao gồm:

  • Tăng sản tuyến nội tiết loại II (MEN II): Là một rối loạn dẫn đến khối u ở nhiều hơn một bộ phận của hệ thống sản xuất hormone (nội tiết) của cơ thể. Các khối u khác có liên quan đến MEN II có thể xuất hiện trên tuyến giáp, parathyroid, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.
  • Bệnh Von Hippel-Lindau: Có thể dẫn đến khối u ở nhiều nơi, bao gồm hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tiết, tuyến tụy và thận.
  • Bệnh xơ hóa thần kinh đệm 1 (NF1): Gây ra nhiều khối u ở các mao mạch thần kinh ở da, các đốm da màu và các khối u tại dây thần kinh thị giác.
  • Hội chứng rối loạn di truyền là những rối loạn di truyền: gây ra u tế bào phế quản hay u màng não.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận

Các bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận bằng cách:

  • Bệnh nhân sẽ được bác hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Siêu âm kiểm tra khối u tuyến thượng thận, giúp phát hiện ra khối u, kích thước cũng như các mô xung quanh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) xác định thể tích và tình trạng khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) kiểm tra và chẩn đoán phân biệt khối u Pheochromocytoma, xác định đặc tính của khối u.
  • Kiểm tra chức năng tuyến thượng thận: Epinephrine tuyến thượng thận, Norepinephrine tuyến thượng thận, Catecholamines tiết niệu, Aldosterone huyết tương, Cortisol huyết tương…

Phương pháp điều trị ung thư tuyến thượng thận hiệu quả

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể và nằm tương đối khuất, nên việc điều trị cũng khá phức tạp. Hầu hết những bệnh nhân có ung thư tuyến thượng thận đều được điều trị bằng cách phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần thêm các điều trị khác như:

  • Hóa trị: Sử dụng một nhóm các loại thuốc khác nhau để tiêu diệt các tế bào ung thư; loại thuốc được dùng phổ biến nhất cho bệnh là “mitotane”
  • Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư
  • Điều trị xâm lấn: Với những bệnh nhân phẫu thuật không thể loại bỏ khối u hoặc sau phẫu thuật khối u tái phát và di căn có thể sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn.
  • Điều trị Đông y: Với những bệnh nhân có cơ thể suy nhược, không thể điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. Nếu kết hợp dùng thuốc Đông y có thể tự tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư

Sau điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân sát sao để biết được khối u có tái phát hay không. Các xét nghiệm kiểm tra tiếp theo như: khám thực thể, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.

Bệnh nhân cũng nên chủ động theo dõi các triệu chứng đã liệt kê ở trên. Nếu có những biểu hiện này thì có thể u tuyến thượng thận của bạn đã tái phát. Khi đó bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào.

Bệnh nhân cũng có thể cần dùng một số loại thuốc trong một thời gian dài để điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể. Bác sĩ cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi nồng độ hormone trong mỗi lần tái khám.

Bệnh nhân cần lạc quan, duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

 

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan