Viêm mạch
Mục lục
Viêm mạch là gì?
Tìm hiểu chung
Viêm mạch là gì?
Viêm mạch là tình trạng các mạch máu bị viêm, các thành mạch máu thay đổi thất thường, bao gồm dày lên, yếu, hẹp và tạo sẹo. Những thay đổi này làm hạn chế lưu lượng máu, gây tổn thương cơ quan và mô. Có rất nhiều loại viêm mạch và bệnh này thường hiếm gặp. Viêm mạch có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan chẳng hạn như da hoặc có thể liên quan đến một số cơ quan khác. Bệnh gồm 2 dạng là cấp tính hoặc mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch
Các dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
- Mệt mỏi và khó chịu;
- Suy nhược và sụt cân;
- Phát ban, đổi màu da và loét;
- Đau cơ;
- Khó thở và ho;
- Suy tim sung huyết;
- Nhức đầu, lú lẫn, động kinh, đột quỵ, liệt, tê và đầu óc choáng váng;
- Suy thận.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh viêm mạch gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn hại cơ quan, một số loại viêm mạch có thể là nghiêm trọng, gây thiệt hại đến các cơ quan lớn.
Tái phát viêm mạch. Ngay cả khi điều trị viêm mạch bước đầu thành công, điều kiện có thể tái phát và cần điều trị bổ sung. Trong trường hợp khác, viêm mạch có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn và cần phải được điều trị liên tục.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm mạch
Chưa rõ nguyên nhân gây ra viêm mạch. Một số là do di truyền, một số khác là do hệ miễn dịch nhầm lẫn nên tấn công các tế bào mạch máu khỏe mạnh.
Các yếu tố có thể kích hoạt gây ra phản ứng hệ miễn dịch này bao gồm:
- Nhiễm trùng chẳng hạn như viêm gan B và viêm gan C.
- Ung thư máu.
- Các bệnh về hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng bì.
- Phản ứng với một số thuốc.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị viêm mạch?
Đây là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số loại viêm mạch có ảnh hưởng đến một nhóm tuổi nhất định hơn những nhóm tuổi khác.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm mạch
Bác sĩ chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Giúp tìm dấu hiệu viêm chẳng hạn như nồng độ protein phản ứng C cao; cho biết có đủ tế bào hồng cầu hay không; tìm các kháng thể tương bào chống bạch cầu trung tính.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xem liệu nước tiểu có chứa các tế bào hồng cầu hay có quá nhiều protein không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Giúp xác định các mạch máu và các cơ quan bị ảnh hưởng ra sao, bao gồm siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi tính.
- Sinh thiết: Lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
- Chẩn đoán viêm mạch võng mạc (viêm mạch liên quan đến võng mạc hoặc bề mặt bên trong mắt).
Phương pháp điều trị viêm mạch hiệu quả
Điều trị viêm mạch phụ thuộc vào chẩn đoán và các cơ quan bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể dùng corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm hoặc các loại thuốc làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Bạn có thể được bác sĩ kê toa một loại thuốc corticosteroid như prednisone hoặc methylprednisolone. Tác dụng phụ của corticosteroid rất trầm trọng, đặc biệt nếu bạn uống thuốc trong một thời gian dài.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mạch
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Vì đa số các tình trạng viêm mạch là tự miễn (hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các mạch máu) nên không có các biện pháp phòng ngừa. Một số loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng có thể phòng ngừa được nếu nhiễm trùng được ngăn ngừa hoặc tránh tác nhân gây dị ứng.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.