Viêm phổi do Mycoplasma pneumonia (MP)

Mục lục

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonia (MP) là gì?

Viêm phổi do Mycoplasma (MP) là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. MP có thể làm tổn thương cả trong và ngoài phổi, gây nên những bệnh về đường hô hấp. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng gần giống với bệnh cúm nên rất khó phát hiện và dễ nhầm lẫn. Bệnh diễn ra ở mọi thời điểm, mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em.

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP) là gì?

Viêm phổi do Mycoplasma (MP) là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. MP có thể làm tổn thương cả trong và ngoài phổi, gây nên những bệnh về đường hô hấp. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng gần giống với bệnh cúm nên rất khó phát hiện và dễ nhầm lẫn. Bệnh diễn ra ở mọi thời điểm, mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần, lâu hơn so với các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Sau thời gian ủ bệnh, viêm phổi do Mycoplasma pneumonica sẽ khởi phát với các triệu chứng như:

  • Tức ngực;
  • Cảm thấy ớn lạnh;
  • Ho khan;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Ra mồ hôi nhiều;
  • Thở nhanh;
  • Viêm họng kèm theo nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Chán ăn ở trẻ nhỏ;
  • Phát ban ngoài da.

Biến chứng có thể gặp khi viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonica có thể gây ra các biến chứng bao gồm:

  • Gây ra viêm phổi nặng hoặc triệu chứng kéo dài.
  • Viêm cơ tim, viêm màng tim, thiếu máu và viêm màng não, viêm tủy, các bệnh về thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Đau có cơ khớp và viêm đa khớp.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mác liên quan đến bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Mycoplasma pneumonia.

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP) xảy ra khi hít phải những hạt nước nhỏ li ti trong không khí do người bệnh ho ra. Trong những hạt nước bọt này có chứa vi khuẩn Mycoplasma pneumonia gây bệnh viêm phổi.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)?

Bệnh này thường xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Có hệ miễn dịch yếu.
  • Thường xuyên sinh hoạt và làm việc ở những nơi đông người; nơi ô nhiễm không khí và ô nhiễm khói thuốc.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

Rất khó để phân biệt viêm phổi do MP với những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và virus khác gây nên. Các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán khi bệnh kéo dài và dựa vào những dấu hiệu ngoài phổi. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán viêm phổi do MP bao gồm:

  • Khai thác tiền sử bệnh lý và kiểm tra sức khỏe, xem xét các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.
  • Chụp X-quang, chụp cắt lớp phổi: để phát hiện những tổn thương phổi một bên và thùy dưới.
  • Xét nghiệm máu: đánh giá lượng bạch cầu tăng hay giảm.
  • Nước bọt: tìm kiếm vi khuẩn có trong nước bọt.
  • Nội soi phế quản: xác định những tổn thương và mức độ nghiêm trọng của nó.
  • Sinh thiết mở phổi: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phổi để xác định kĩ những tổn thương để chẩn đoán chính xác mức độ nhiễm khuẩn hô hấp do MP.
  • Nuôi cấy mô đờm: lấy mẫu vật phẩm đờm đem cho xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
  • Trong trường hợp ho kéo dài mà điều trị bằng kháng sinh nhóm beta lactamine không khỏi cần nghĩ ngay đến nhiễm khuẩn hô hấp MP.

Phương pháp điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP) hiệu quả

Viêm phổi do Mycoplasma pneumonica cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng và nguy cơ tử vong.

Nhóm Macrolide như clarithromycin, rocithromycin, tetracycline, erythromycin, azythromycin, chloramphenicol và các quinolone,  aminoglycoside có hiệu quả rõ rệt trong điều trị viêm phổi do MP.

Dùng aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs, như ibuprofen hoặc naproxen) hoặc acetaminophen. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ nhỏ nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh làm việc nặng sau 2 tuần điều trị.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được tiêm kháng sinh và thở oxy.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

  • Dùng thuốc kháng sinh theo đúng như bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc đúng thời gian cho tới khi hết thuốc.
  • Khi lên cơn sốt cần uống nhiều nước để tránh mất nước, mặc áo mỏng, rộng và thoáng.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và không khí lạnh.
  • Đối với trẻ sơ sinh kiên trì cho trẻ bú, tăng số lần bú cũng như kéo dài thời gian trong mỗi lần bú.
  • Đối với trẻ lớn cần cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường dinh dưỡng hàng ngày. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ.
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động mạnh và gắng sức trong thời gian điều trị và hồi sức.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả viêm phổi do Mycoplasma pneumonica (MP)

  • Cách ly người bệnh để phòng ngừa lây lan bệnh cho những người cung quanh.
  • Rửa tay sạch và vệ sinh thân thể thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  • Không hút thuốc.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh và hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm, đang có dịch bệnh.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện thể dục hằng ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Chích ngừa cúm hằng năm. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về các loại vắc xin chủng ngừa viêm phổi.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan