Viêm phổi do tụ cầu

Mục lục

Viêm phổi do tụ cầu là gì?

Viêm phổi do tụ cầu là bệnh do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu (Staphylococcus) gây ra. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị cúm, cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm trùng ngoài phổi. Triệu chứng phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho và đau ngực. Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng.

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do tụ cầu là gì?

Viêm phổi do tụ cầu là bệnh do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu (Staphylococcus) gây ra. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị cúm, cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc tụ cầu theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm trùng ngoài phổi. Triệu chứng phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho và đau ngực. Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do tụ cầu

Các triệu chứng thường gặp khi mắc căn bệnh này bao gồm: Bệnh bắt đầu đột ngột, sốt cao, ho khan, mệt nhọc, nét mặt tím tái, mạch nhanh, thở nhanh, đau ngực, đôi khi bụng chướng. Khám phổi sẽ thấy các triệu chứng thực thể nghèo nàn.

Biến chứng có thể gặp của viêm phổi do tụ cầu

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Tràn dịch màng phổi
  • Mủ màng phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi do tụ cầu

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi do tụ cầu là do vi khuẩn Staphylococcus.

Hai con đường mà tụ cầu có thể xâm nhập vào phổi bao gồm:

  • Hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu: Thường sau bệnh cúm hoặc ở người suy giảm miễn dịch, tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hít vào phổi.
  • Tụ cầu theo đường máu đến gây viêm phổi: Bệnh hay xảy ra sau khi có ổ nhiễm trùng ngoài phổi như bị mụn nhọt ngoài da, viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim… Viêm phổi do tụ cầu ít gặp nhưng là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ viêm phổi do tụ cầu?

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trẻ càng ít tuổi, bệnh càng nặng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Điều kiện sống nghèo khổ, vệ sinh kém, cùng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và nằm viện lâu ngày tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu gây viêm phổi.
  • Thói quen tự mua kháng sinh để điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ, vừa không đúng liều lượng vừa không có hiệu lực với tụ cầu làm cho tụ cầu kháng thuốc.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi do tụ cầu

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào dấu hiệu lâm sàng như sốt cao, mạch nhanh, ho, khó thở, tức ngực.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm có thể được tiến hành như:

  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.
  • X-quang: Xác định ổ nhiễm khuẩn và mức độ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm từ tổn thương ở phổi để làm xét nghiệm.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi do tụ cầu

Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có các phương án điều trị khác nhau. Điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng, bao gồm:

  • Săn sóc: cho ăn uống đầy đủ, vì bệnh sẽ kéo dài, tránh suy dinh dưỡng.
  • Nằm đầu cao, cho thở oxy qua ống thông.
  • Dùng kháng sinh: dựa vào kháng sinh đồ, các thuốc thường được dùng là: cephalosporin thế hệ thứ 3. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài 4 tuần. Trường hợp nặng có thể dùng thuốc imipenem, gentamicin, nhất là khi có nhiễm khuẩn huyết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, hoặc vào viện thăm người ốm, cần đeo khẩu trang để tránh hít phải vi khuẩn nói chung và tụ cầu.
  • Những người bị cúm hoặc bị suy giảm miễn dịch cũng thường xuyên đeo khẩu trang để tránh bị lây bệnh do tụ cầu và các bệnh khác.
  • Giữ vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, vết thương.
  • Các bệnh là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm phổi do tụ cầu như viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim… cũng phải chữa tích cực.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh uống để hạn chế việc tụ cầu kháng thuốc.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan