Xuất huyết dưới kết mạc

Mục lục

Xuất huyết dưới kết mạc là gì?

Xuất huyết dưới kết mạc là hiện tượng các mạch máu bên dưới kết mạc bị vỡ ra gây chảy máu. Biểu hiện bên ngoài của bệnh rất dễ dàng nhận biết khi chúng ta nhìn vào gương thấy một phần tròng trắng của mắt bị loang máu. Xuất huyết có thể xảy ra khi chúng ta hắt hơi hoặc gặp ở người bị cao huyết áp. Bệnh thường không cần điều trị đặc biệt nếu chỉ gây những tổn thương nhỏ.

Tìm hiểu chung

Xuất huyết dưới kết mạc là gì?

Xuất huyết dưới kết mạc là hiện tượng các mạch máu bên dưới kết mạc bị vỡ ra gây chảy máu. Biểu hiện bên ngoài của bệnh rất dễ dàng nhận biết khi chúng ta nhìn vào gương thấy một phần tròng trắng của mắt bị loang máu. Xuất huyết có thể xảy ra khi chúng ta hắt hơi hoặc gặp ở người bị cao huyết áp. Bệnh thường không cần điều trị đặc biệt nếu chỉ gây những tổn thương nhỏ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết dưới kết mạc

Kết mạc là phần màng trong suốt, ẩm ướt, mỏng manh bao bọc toàn bộ nhãn cầu. Trong kết mạc có chứa các sợi dây thần kinh mắt và các mạch máu. Khi mạch máu bị vỡ sẽ gây chảy máu kết mạc. Vì không gây đâu đớn nên bệnh nhân thường không phát hiện được triệu chứng của bệnh cho đến khi nhìn vào gương và nhận thấy có màu xuất hiện trong tròng trắng của mắt.

Xuất huyết thường chỉ xảy ra ở một bên mắt, rất hiếm có trường hợp xảy ra ở cả hai bên.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù bệnh không gây nên những tổn thương nghiêm trọng và không cần thiết phải cấp cứu, nhưng nếu bạn nhìn thấy mắt có hiện tượng xuất huyết hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn chính xác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạch do các mạch máu ở vùng kết mạc bị vỡ ra gây chảy máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không rõ ràng nhưng có một vài yếu tố nguy cơ có thể dẫn hiện tượng xuất huyết. Để hạn chế bệnh, bạn có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ xuất huyết dưới kết mạc?

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Chỉ cần có những tác động làm ảnh hưởng đến giác mạc đều có thể dẫn đến xuất huyết. Bệnh có thể xảy ra bởi các yếu tố sau:

  • Chấn thương mắt hoặc các chấn thương có liên quan đến mắt.
  • Mắt bị trầy xước do có dị vật bên trong hoặc do đeo kính áp tròng.
  • Nôn, hắt hơi, ho, gồng mình hay rặn đẻ,…
  • Sự tăng, giảm áp suất đột ngột ở đường thở; thường gặp khi bơi lội, lặn biển.
  • Bệnh cao huyết áp.
  • Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira.
  • Thiếu vitamin C, K.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu như aspirin, wafarin.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc

Các bác sĩ có thể chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc thông qua việc hỏi bệnh nhân về những tổn thương mắt trong quá khứ, thời gian phát hiện bệnh và những điều bệnh nhân nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành đo thị lực, dùng đèn pin rọi mắt để xem máu có phải thoát ra từ các mạch máu dưới kết mạc hay không, kiểm tra cục máu đông và kiểm tra độ nhạy của mắt; có thể kết hợp với xét nghiệm đông máu (APTT, PTT) và xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).

Phương pháp điều trị xuất huyết dưới kết mạc hiệu quả

Nếu xác định bệnh là xuất huyết dưới kết mạc và không kèm theo chấn thương thì máu chảy ra có thể được hấp thụ lại sau từ 1 – 2 tuần kể từ khi mắc bệnh mà không cần tiến hành điều trị đặc biệt. Bệnh hoàn toàn không làm hư hại hay ảnh hưởng đến thị lực của mắt.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết dưới kết mạc

Trong quá trình để mắt phục hồi lại trạng thái bình thường, người bệnh không nên dùng tay để dụi mắt, không nên dùng kính áp tròng hoặc làm điều gì tổn thương đến mắt.

Bạn có thể dùng băng ép mắt, chườm lạnh để hạn chế xuất huyết lan rộng và rút ngắn thời gian phục hồi mắt.

Ngoài ra, nước muối sinh lý có thể giúp bạn giảm cảm giác cộm mắt, tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thích hợp với bạn.

Mặc dù bệnh không nghiêm trọng và không cần điều trị bằng thuốc nhưng người bệnh cần có sự đảm bảo của bác sĩ chuyên khoa về thời gian khỏi bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan